|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Colgate, PepsiCo, B&G Food phải thay đổi nhãn mác sản phẩm vì hình ảnh người da đen

09:40 | 20/06/2020
Chia sẻ
PepsiCo, Colgate, B&G Food đã đồng loạt thay đổi hoặc xem xét thay đổi nhãn mác sản phẩm của mình, do bị chỉ trích có ý phân biệt chủng tộc.
Một loạt thương hiệu đã phải thay đổi nhãn mác sản phẩm do có gắn hình ảnh người da đen - Ảnh 1.

Nhãn hiệu của Darlie đã được thay đổi sau những chỉ trích hàng loạt các sản phẩm của hãng có hình ảnh người đàn ông da đen được cho là có ý phân biệt chủng tộc. (Ảnh: SCMP

Colgate-Palmolive hôm thứ Năm cho biết họ đang xem xét và thay đổi Darlie, thương hiệu kem đánh răng từ Trung Quốc, do nhãn mác hàng loạt các sản phẩm kem đánh răng của hãng có hình ảnh người đàn ông da đen đang tươi cười, trong bối cảnh nước Mỹ đang tranh luận gay gắt về vấn đề phân biệt và bất bình đẳng sắc tộc.

Darlie là một thương hiệu Trung Quốc thuộc sở hữu bởi Colgate-Palmolive và đối tác liên doanh với hãng, là Hawley & Hazel. 

"Trong suốt hơn 35 năm qua, chúng tôi đã làm việc cùng nhau để phát triển thương hiệu này, bao gồm cả những thay đổi đáng kể về nhãn mác, logo và bao bì", người phát ngôn của Colgate-Palmolive trả lời hãng tin Reuters trong một email.

"Chúng tôi đang làm việc với đối tác của mình để xem xét và thay đổi hơn nữa tất cả các khía cạnh của thương hiệu, bao gồm cả tên thương hiệu", ông nói thêm.

Một loạt thương hiệu đã phải thay đổi nhãn mác sản phẩm do có gắn hình ảnh người da đen - Ảnh 2.

Trang Twitter của phong trào "Black Lives Matter" đăng dòng trạng thái bày tỏ sự bức xúc khi hãng Darlie thay đổi nhãn mác kem đánh răng có hình người đàn ông da đen. (Ảnh: Twitter)

Darlie là một trong những thương hiệu kem đánh răng bán chạy nhất Châu Á với hình ảnh nhận diện là một người đàn ông mỉm cười đội chiếc mũ topper. Trước kia hãng có tên gọi là Darkie, với logo là hình ảnh người da đen hát rong mặt nở nụ cười, nhưng tên gọi này đã thay đổi vào năm 1989, sau khi Reuben Mark, Giám đốc điều hành của Colgate, thừa nhận thương hiệu này có ý phân biệt chủng tộc. Tên gọi Darlie trong tiếng Trung có nghĩa là "kem đánh răng dành cho người da đen".

Động thái của Colgate-Palmolive diễn ra trong bối cảnh hàng loạt các công ty Mỹ cố tình thay đổi nhãn hiệu các sản phẩm với hình ảnh về chủng tộc, trong khi Mỹ đang diễn ra các cuộc biểu tình về cái chết của người đàn ông da đen George Floyd.

Trước đó một ngày, vào thứ Tư, PepsiCo cho biết họ sẽ thay đổi tên và hình ảnh thương hiệu của Aunt Jemima.

Logo của thương hiệu đã tồn tại hơn 130 năm này có hình ảnh người phụ nữ Mỹ gốc Phi lấy cảm hứng từ một nhân vật của chương trình truyền hình từ thế kỉ 19, bà làm việc như một người hầu, một bảo mẫu cho một gia đình da trắng.

Một loạt thương hiệu đã phải thay đổi nhãn mác sản phẩm do có gắn hình ảnh người da đen - Ảnh 3.

Hình ảnh của thương hiệu Aunt Jemima dựa trên một nhân vật từ thế kỉ 19 đã gây tranh cãi trong bối cảnh nước Mỹ đang biểu tình về bình đẳng sắc tộc. (Ảnh: Agence France-Presse)

Theo sau động thái của Pepsico, các hãng sản xuất gạo của Uncle Ben, thuộc sở hữu của Mars Inc; Xi-rô của hãng Mrs Butterworth, thuộc sở hữu của ConAgra Brands; và cháo Cream of Wheat, thuộc sở hữu của B&G Food; cũng cho biết họ sẽ cân nhắc thay đổi bao bì sản phẩm của mình.

Những động thái này là phản ứng của các Tập đoàn Mỹ làm dịu mối quan hệ với người Mỹ da đen trong bối cảnh các cuộc biểu tình diễn ra nhiều tuần vì sự phân biệt chủng tộc sau cái chết của George Floyd ở Minneapolis.

Thương hiệu Aunt Jemima trong những ngày gần đây đã bị gọi tên rất nhiều trên các phương tiện truyền thông xã hội. 

Một video TikTok có tên “How To Make A Non Racist Breakfast” (dịch: Cách làm bữa sáng không phân biệt chủng tộc) do tài khoản @singkirbysing đăng tải, trong đó một người phụ nữ đã đổ hỗn hợp làm bánh pancake xuống bồn rửa chén. Video này đã nhận được 175.000 lượt xem trên Instagram kể từ khi được đăng tải vào hôm thứ Ba.

Một loạt thương hiệu đã phải thay đổi nhãn mác sản phẩm do có gắn hình ảnh người da đen - Ảnh 4.

Một quảng cáo in năm 1940 cho các sản phẩm mang thương hiệu của Aunt Jemima. (Ảnh: Reuters)

Kristin Kroepfl, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc marketing của Quaker Foods North America thuộc sở hữu của PepsiCo, cho biết trong một tuyên bố: "Chúng tôi thừa nhận nguồn gốc của thương hiệu Aunt Jemima là dựa trên một khuôn mẫu chủng tộc".

Quaker không công bố tên thương hiệu hoặc logo mới, nhưng cho biết các gói sản phẩm không có hình ảnh của Aunt Jemima sẽ xuất hiện vào quý IV năm nay.

ConAgra cho biết bao bì của hãng với ý nghĩa gợi lên hình ảnh "tình yêu thương của bà", có thể được hiểu theo cách hoàn toàn không phù hợp với các giá trị của hãng. ConAgra cũng đã bắt đầu thiết lập một thương hiệu hoàn chỉnh và đóng nhãn hình ảnh Mrs.Butterworth's.

Hãng Mars đã nói rằng họ "có trách nhiệm đứng lên để giúp chấm dứt sự thiên vị chủng tộc và bất công". Và cách duy nhất để làm điều này là thay đổi thương hiệu Uncle Ben, bao gồm cả sự nhận diện thương hiệu trực quan của hãng.

B&G Food cũng thông báo họ đang xem xét Thương hiệu Cream of Wheat, với hình ảnh một người đàn ông da đen đội mũ đầu bếp.

Một loạt thương hiệu đã phải thay đổi nhãn mác sản phẩm do có gắn hình ảnh người da đen - Ảnh 5.

Những túi gạo của hãng Uncle Ben trên kệ của một cửa hàng vào ngày 17/6 tại Washington, DC. (Ảnh: AFP)

Một số nhà quan sát tán thành các động thái này của các hãng, nhưng họ cho rằng việc này diễn ra quá muộn.

"Các thương hiệu được xây dựng dựa trên hình ảnh phân biệt chủng tộc đã tồn tại lâu hơn ngoài dự kiến", James O’Rourke, Giáo sư quản trị tại Đại học Kinh doanh Notre Dame, cho biết. "Động thái của Quaker Oats được chào đón nhưng sự hưởng ứng thì đã trễ hàng thập kỉ".

PepsiCo hôm thứ Ba đã công bố một loạt các sáng kiến trị giá hơn 400 triệu đô la Mỹ trong 5 năm, để hỗ trợ các cộng đồng người đen và tăng cường người đại diện da đen tại PepsiCo.

Tường Vy/SCMP

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.