Các hãng thời trang xa xỉ lên tiếng chống phân biệt chủng tộc nhưng vấp phải những chỉ trích từ quá khứ
Hãng thông tấn Associated Press đưa tin, người mẫu kiêm nữ diễn viên chuyển giới Munroe Bergdorf đã phản hồi trong bài đăng chứa hashtag #BlackoutTuesday của hãng L'Oreal, lên án thương hiệu làm đẹp này đã sa thải cô ba năm trước khi cô khiếu nại về sự phân biệt chủng tộc bằng ngôn ngữ cay độc.
Diễn viên người Mỹ Tommy Dorfman, xuất hiện trong một chiến dịch gần đây cho công ty hàng xa xỉ của Italy Salvatore Ferragamo, gọi thương hiệu xa xỉ này là một “môi trường làm việc phân biệt chủng tộc và kì thị người đồng tính”.
Các thương hiệu thời trang toàn cầu đang phải đối mặt với những phản ứng dữ dội về chủng tộc trong quá khứ, nổi bật nhất là những vụ bê bối như sản phẩm dệt kim của hãng Gucci khơi gợi khuôn mặt người da đen, chiếc túi đeo chéo nhỏ màu đen của hãng Prada hay những lời bình luận bài trừ châu Á của Dolce&Gabbana.
Các cuộc biểu tình ở Mỹ chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc đang lan rộng trên toàn thế giới. Vấn đề này cũng là chủ đề nổi bật trong thế giới thời trang với vai trò là "ngọn hải đăng" về văn hóa và thôi thúc những người trong cuộc lên tiếng.
Tamu McPherson, một nhà sáng tạo nội dung người Mỹ ngụ tại Milan (Italy), là người từng hợp tác với nhiều thương hiệu xa xỉ hàng đầu ở Milan, Paris và New York từ năm 2013. Bà nói: "Mỗi người đều có ngọn lửa nằm sâu trong tâm hồn. Những câu chuyện của họ rất độc đáo và tiếng nói của họ đang được lắng nghe. Nếu ngành thời trang bỏ qua chuyện này, họ sẽ phải chịu trách nhiệm".
McPherson đã góp sức vào các chiến dịch kĩ thuật số, buổi tọa đàm và đào tạo đa dạng trong hội trường.
"Trong 7 năm, tôi vẫn là người da đen duy nhất được mời tham dự những sự kiện đó. Điều này thật không thể chấp nhận được", McPherson bình luận.
Bà là người đã đẩy mạnh chiến dịch chủng tộc thêm một bước nữa trong một bài viết đăng tải vào ngày 6/6 trên trang web "All Pretty Birds", trong đó mô tả ngành công nghiệp thời trang chìm đắm trong sự phân biệt chủng tộc, bài trừ người da đen và ưu ái đối với người da trắng.
"Trong nhiều năm, họ không muốn lắng nghe. Nhưng lúc này họ phải lắng nghe vì có đại dịch và những vụ giết người gây sốc khiến cho tất cả chúng ta phải chú ý. Trước đây chúng ta chưa từng có những cú hích này, nhưng thời khắc ấy đã đến", bà cho biết.
Hãng thời trang xa xỉ Salvatore Ferragamo đã lên tiếng phản ánh bằng một bài đăng có nội dung: "Không ai sinh ra đã ghét người khác vì màu da, hay xuất thân, tôn giáo của họ". Nam diễn viên Dorfman đã đáp trả rằng những người tại nhà mốt này "nói những thứ ghê tởm, sai lệch, ám ảnh cơ thể và phân biệt chủng tộc trực tiếp với tôi. Tôi đã gặp riêng họ mỗi lần như vậy và họ đều hứa sẽ thay đổi".
Theo một nguồn tin thân cận với Ferragamo, gần một nửa số người mẫu của Ferragamo trình diễn trên sàn trong bộ sưu tập Mùa thu 2020 thuộc nhiều chủng tộc khác nhau.
Nỗ lực chống lại ngành công nghiệp thời trang đã có một số kết quả ban đầu. Bergdorf là người mẫu chuyển giới công khai đầu tiên của Vương quốc Anh năm 2017, cô bị L’Oreal sa thải vì đã chê bai bạo lực chủng tộc của người da trắng. Hiện cô đảm nhận vai trò tư vấn cho Hội đồng Tư vấn về sự Đa dạng và Hòa nhập của Vương quốc Anh để giúp "chi phối và cung cấp thông tin về thương hiệu".
Fashion Spot, một tổ chức theo dõi sự đa dạng chủng tộc trên các sàn diễn và bìa tạp chí, đã báo cáo tiến trình hoạt động của họ kể từ khi bắt đầu các cuộc khảo sát vào năm 2015.
Các màn trình diễn Mùa xuân 2020 có mức độ đa dạng chủng tộc cao nhất trên các sàn ở 4 thành phố thời trang lớn của Paris, Milan, New York và London (mức 41,5%), chỉ giảm xuống còn 40,6% ở các chương trình Mùa thu 2020. Dù vậy, đây vẫn là một sự cải thiện đáng kể trên trang web khảo sát bắt đầu vào Mùa xuân 2015 với 17% sự đa dạng.
"Trọng tâm thực sự tập trung vào việc tăng tính đại diện của người da đen, người bản địa và người da màu được hợp nhất hay thuê mướn ở tất cả các cấp của một tổ chức, đặc biệt là ở các vị trí ra quyết định và vai trò cấp cao, nơi họ có thể ủng hộ, rèn luyện và thông báo các quyết định", McPherson nói. "Giờ là cơ hội để xây dựng lại mọi thứ".
Sau khi các mẫu thiết kế bị chỉ trích là mang tính phân biệt chủng tộc, cả Gucci và Prada vào năm ngoái đã công bố các chiến lược dài hạn để vừa quảng bá tiếng nói của sự đa dạng chủng tộc chưa được thể hiện đúng trong ngành thời trang, vừa bao gồm cả các phần thưởng.
Lần này, sự tính toán đã đi đến cấp độ cao nhất trong thế giới thời trang. Tổng biên tập tạp chí Vogue, Anna Wintour, đã xin lỗi trong một email nội bộ vì đã không làm đủ trách nhiệm để nâng cao tiếng nói của người da đen, xuất bản những hình ảnh và câu chuyện mang nặng tính chủng tộc và văn hóa, "gây tổn thương và không khoan dung" trong suốt nhiệm kì 32 năm của bà tại Vogue.
Siêu mẫu Naomi Campbell, người phụ nữ da đen đầu tiên xuất hiện trên trang bìa tạp chí French Vogue, đang công khai kêu gọi việc trả tiền công bằng cho các người mẫu da màu và tăng sự đại diện của họ. Cô thừa nhận rằng trong quá khứ mình đã giải quyết chuyện này một cách riêng tư.
"Đây không chỉ đơn giản là thứ tôi muốn kêu gọi, vì cá nhân tôi là người muốn vượt qua thử thách", Campbell trả lời CNN. "Trong sự nghiệp của tôi, chuyện này đã diễn ra đủ lâu rồi".
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/