Cổ phiếu mía đường đồng loạt \"nổi sóng\" nhờ M&A và kết quả kinh doanh
Cổ phiếu mía đường có lẽ đang được các nhà đầu tư săn đón nhất đến hiện tại, đặc biệt là cổ phiếu SLS của Công ty cổ phần Mía đường Sơn La đã tăng giá gấp 2 lần kể từ tháng 2/2017 và cổ phiếu BHS của CTCP Đường Biên Hòa tăng 50% từ giữa tháng 4 đến nay.
Góp phần không nhỏ thúc đẩy sự tăng giá của cổ phiếu là kết quả kinh doanh khả quan của các doanh nghiệp mía đường 3 tháng đầu năm. Dưới đây là doanh thu và lãi sau thuế quý I/2017 của các doanh nghiệp ngành đường gồm: CTCP Mía đường Sơn La (Mã: SLS), CTCP Đường Biên Hòa (Mã: BHS), CTCP Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (Mã: SBT), CTCP Đường Kontum (Mã: KTS), CTCP Mía đường Lam Sơn (Mã: LSS), CTCP Đường Quảng Ngãi (Mã: QNS)
Tuy QNS là doanh nghiệp có doanh thu cao nhất trong nhóm cổ phiếu đường niêm yết nhưng doanh thu từ mảng đường và mật chỉ đạt khoảng 639 tỷ đồng, còn lại chủ yếu đến từ sản phẩm sữa đậu nành. Tính riêng doanh thu từ mảng đường thì BHS là doanh nghiệp có doanh thu đường cao nhất trong nhóm ngành.
Xét về lợi nhuận, doanh nghiệp có lãi sau thuế lớn nhất là SLS. Doanh thu của SLS chỉ bằng 21% của BHS, nhưng lợi nhuận sau thuế là 93 tỷ đồng, gấp 1,6 lần BHS.
Nguồn: Hoàng Kiều tổng hợp (đv: tỷ đồng) |
3 tháng đầu năm, nhiều doanh nghiệp mía đường công bố kết quả kinh doanh với nhiều tín hiệu khả quan so với năm trước. Cụ thể SLS lãi gấp 2 lần, SBT lãi tăng hơn 80%, lãi sau thuế của LSS tăng 32%, KTS lãi tăng 43% trong khi BHS báo lãi giảm gần 89% so với cùng kỳ. Nguyên nhân BHS lãi giảm là do doanh thu giảm cùng các chi phí gia tăng.
Biên lãi gộp của SLS đạt ở mức 35% - cao nhất trong nhóm cổ phiếu niêm yết. EPS hiện tại của SLS ở khoảng 11.416 đồng, gấp gần 31 lần so với ông lớn BHS.
Biên lợi nhuận gộp nhóm ngành mía đường niêm yết (Nguồn: Hoàng Kiều tổng hợp) |
Đáng chú ý, trong nhóm cổ phiếu đường có sự xuất hiện của KTS với biên gộp đứng thứ 2 trong ngành khoảng 20,5% và EPS ở mức 6.692 đồng trong khi thị giá (kết thúc ngày 10/5) ở mức 49.100 đồng/cp, tương ứng với mức P/E khoảng 7x.
Đường Kon Tum là cổ phiếu có thanh khoản thấp nhưng từ giữa tháng 4 đến nay đã tăng giá từ mức khoảng 40.000 đồng/cp, có lúc tăng vọt lên gần 56.000 đồng.
EPS nhóm ngành cổ phiếu đường (Nguồn: Hoàng Kiều tổng hợp) |
Trong 3 tháng đầu năm qua, các doanh nghiệp đường đều gia tăng hàng tồn kho, trong đó lượng hàng tồn kho gia tăng cao nhất ở SLS, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2016.
Nguyên nhân gì khiến đường tồn kho ở mức cao kỷ lục trong lịch sử? |
Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), tính đến đầu tháng 5/2017, lượng đường tồn kho của Việt Nam ở mức cao kỷ lục trong lịch sử. Nguyên nhân khiến đường tồn kho tăng cao chủ yếu do sức tiêu thụ trong nước bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đường gian lận thương mại đang hoành hành.
Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng các doanh nghiệp đang găm hàng chờ giá lên cao.
Nguồn: Hoàng Kiều tổng hợp |
Việc cạnh tranh với đường nhập lậu, không chịu thuế đang là một vấn đề nhức nhối của ngành đường Việt Nam. Để hỗ trợ các nhà máy đường đẩy mạnh tiêu thụ, giảm lượng đường tồn kho đang quá cao hiện nay, VSSA cũng có văn bản gửi Bộ Công Thương xem xét cho phép tổ chức đấu giá hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm nay trong quý 3 tới và nhập khẩu đường hạn ngạch thuế quan năm nay trong quý 4 năm nay.
Trong thời gian qua, góp phần không nhỏ vào sự tăng giá của cổ phiếu mía đường là việc tin đồn sáp nhập giữa SBT và BHS. Mới đây nhất, SBT công bố tài liệu Đại hội cổ đông bất thường niên độ 2016 - 2017, bàn phương án sáp nhập với BHS.
Theo tờ trình, SBT đề xuất phương án hoán đổi toàn bộ cổ phần BHS theo tỷ lệ hoán đổi 1: 1,02 (1 cổ phiếu BHS đổi lấy 1,02 cổ phiếu SBT). Sau khi sáp nhập SBT sẽ trở thành chủ sở hữu suy nhất sở hữu 100% vốn điều lệ BHS và BHS sẽ trở thành Công ty TNHH MTV.
SBT và BHS là 2 doanh nghiệp có doanh thu từ mảng đường cao nhất trong ngành; sau khi sáp nhập, doanh thu và lãi hợp nhất của BHS và SBT dự kiến khoảng 13.041 tỷ đồng và gần 998 tỷ đồng - trở thành doanh nghiệp có doanh thu và lãi sau thuế cao nhất trong nhóm doanh nghiệp mía đường niêm yết.
Trước đó vào năm 2014, trong ngành đường đã có 1 thương vụ sáp nhập giữa BHS và Đường Ninh Hòa, việc sáp nhập đó cũng làm cho BHS trở thành doanh nghiệp đứng đầu về doanh thu trong ngành mía đường.
Các doanh nghiệp đường đang M&A theo chiều ngang với nhau để nhằm gia tăng thị phần, giảm bớt đối thủ cạnh tranh.
Liệu ngành đường trong thời gian tiếp theo có thêm thương vụ nào nữa không vẫn là một ẩn số với nhiều nhà đầu tư. Nhưng mỗi khi có tin đồn sáp nhập thì dường như nhóm cổ phiếu đường lại tăng giá "chóng mặt" và nhà đầu tư lại hân hoan nhìn tài khoản tăng.
Thành Thành Công Tây Ninh đề xuất sáp nhập Đường Biên Hòa, tỷ lệ 1: 1,02
Sau khi hoán đổi, Thành Thành Công Tây Ninh sẽ trở thành chủ sở hữu duy nhất sở hữu 100% vốn điều lệ đường Biên ... |
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/