|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Quốc tế

Cổ phiếu công nghệ hồi phục, S&P 500 lấy lại mốc 4.700

07:17 | 25/11/2021
Chia sẻ
Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 24/11 đa phần đi lên khi lợi suất hạ nhiệt giúp cho cổ phiếu công nghệ hồi phục. Nhà đầu tư cũng đón nhận một số thông tin vĩ mô tích cực.

Chỉ số S&P 500 tăng 0,23% và một lần nữa vượt lên trên mốc 4.700 điểm. Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite tăng 0,44% và đóng cửa ở 14.845 điểm. Trung bình công nghiệp Dow Jones giảm nhẹ 9,4 điểm, kết phiên ở 35.804,4 điểm.

Cổ phiếu công nghệ hồi phục, S&P 500 lấy lại mốc 4.700 - Ảnh 1.

Lợi suất trái phiếu Kho bạc tăng trong hai ngày 22 và 23/11 sau khi Tổng thống Joe Biden tái đề cử ông Jerome Powell giữ chức Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), kéo theo cổ phiếu công nghệ bị xả mạnh trong hai phiên. Đến ngày 24/11, lợi suất đã chững lại, nhóm công nghệ cũng khởi sắc hơn.

Cổ phiếu Meta (công ty mẹ của Facebook) tăng 1,1%, Apple và Microsoft cũng đóng cửa trên tham chiếu. Roku và Peloton đều tăng trên 2%. Tập đoàn sản xuất máy tính và máy văn phòng HP vọt lên 10,1% sau khi công bố kết quả kinh doanh quý vừa qua cao hơn kỳ vọng và dự báo lợi nhuận quý sau tiếp tục khả quan.

Theo CNBC, Dow Jones và S&P 500 hiện nay vẫn cao hơn so với mức cuối tuần trước, Nasdaq đã bắt đầu hồi phục nhưng hiện vẫn thấp hơn 1,3%.

Nhà đầu tư ngày 24/11 đón nhận một số tin tức tích cực về kinh tế vĩ mô. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần kết thúc ngày 20/11 bất ngờ giảm sâu xuống còn 199.000, thấp nhất trong vòng hơn 50 năm gần đây.

Bộ Lao động Mỹ không đưa ra lời giải thích nào cho biến động này. Một trong những nguyên nhân có thể là do kỹ thuật điều chỉnh yếu tố mùa vụ khi xử lý số liệu thống kê. Con số khi chưa điều chỉnh yếu tố mùa vụ là 258.600, tăng 7,6% so với tuần trước đó.

Cổ phiếu công nghệ hồi phục, S&P 500 lấy lại mốc 4.700 - Ảnh 3.

(Số liệu đã được điều chỉnh yếu tố mùa vụ).

Tăng trưởng GDP quý III của Mỹ được điều chỉnh tăng từ mức 2% công bố trước đó lên 2,1%. Cả thu nhập và tiêu dùng cá nhân tháng 10 đều tăng mạnh hơn so với kỳ vọng.

Hệ thống GDPNow của Fed chi nhánh Atlanta nâng dự báo GDP quý IV của Mỹ từ 8,2% lên 8,6%.

Tuy nhiên, không phải tất cả thông tin công bố trong ngày 24/11 đều màu hồng. Cục Thống kê Dân số cho biết số đơn đặt hàng lâu bền tháng 10 bất ngờ giảm 0,5% trong khi các nhà kinh tế kỳ vọng tăng 0,2%.

Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân cốt lõi (core PCE) tháng 10 tăng 4,1% so với cùng kỳ năm ngoái, khớp với ước tính và là mức cao nhất trong hơn 30 năm qua. Tỷ lệ lạm phát tính bằng core PCE là thước đo lạm phát ưa thích của Fed và thường được tham chiếu khi các quan chức ra quyết định về chính sách tiền tệ, lãi suất.

Biên bản cuộc họp Fed ngày 2-3/11 mới được công bố ngày 24/11 cho thấy các lãnh đạo của ngân hàng trung ương Mỹ sẵn sàng đẩy nhanh tiến độ giảm bơm tiền và tăng lãi suất nếu lạm phát duy trì ở mức cao. Giá cổ phiếu đa phần đi xuống sau khi biên bản Fed được công bố.

Cổ phiếu công nghệ hồi phục, S&P 500 lấy lại mốc 4.700 - Ảnh 4.

Lạm phát lõi PCE (không kể giá lương thực và nhiên liệu) lên mức cao nhất kể từ tháng 1/1991. Nếu tính cả giá lương thực và nhiên liệu, tỷ lệ lạm phát tháng 10 là 5%, cao nhất kể từ tháng 11/1990.

Tình hình dịch COVID-19 phức tạp ở châu Âu tiếp tục khiến nhà đầu tư lo ngại. Đức đang xem xét áp dụng biện pháp phong tỏa toàn quốc.

Đức Quyền

Thống đốc NHNN giải thích lý do không thể đồng thời mở rộng chính sách tiền tệ và tài khoá
Theo Thống đốc do tình hình kinh tế khó lường, không thể có chính sách tiền tệ và tài khóa đồng thời mở rộng, NHNN đã chọn phương án phù hợp để kiểm soát lạm phát, giảm lãi suất, ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ.