|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

CNBC: Việt Nam vẫn chưa được hưởng lớn từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

12:43 | 21/01/2019
Chia sẻ
Việt Nam là một trong những nơi được dự báo nhiều nhất sẽ hưởng lợi từ nhu cầu mua sắm gia tăng dưới tác động của cuộc tranh chấp thương mại. Tuy nhiên, theo một nhà đầu tư, lợi ích này cho tới thời điểm hiện tại vẫn rất nhỏ. 

Với cuộc chiến thương mại tiếp diễn đang đe dọa tới xuất khẩu của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, các chuyên gia phân tích dự báo những quốc gia khác có thể ghi nhận sự chuyển hướng từ nhu cầu của Trung Quốc và Mỹ.

Việt Nam - và Đông Nam Á nói chung - là một trong những nơi được dự báo nhiều nhất sẽ hưởng lợi từ nhu cầu mua sắm gia tăng dưới tác động của cuộc tranh chấp thương mại. Tuy nhiên, theo một nhà đầu tư, lợi ích này cho tới thời điểm hiện tại vẫn rất nhỏ.

"Vẫn còn hơi sớm để Việt Nam được hưởng lợi lớn từ chiến tranh thương mại", ông Bill Stoops, trưởng phòng đầu tư của công ty quản lí tài sản Dragon Capital, trả lời phỏng vấn của CNBC hôm 16/1.

Các quốc gia Đông Nam Á đã được dự đoán là những nhà chiến thắng tiềm năng trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung quốc vì chi phí sản xuất thấp. Nhiều báo cáo chỉ ra một số công ty đã bắt đầu chuyển đổi sản xuất ra khỏi Trung Quốc để tránh thuế quan từ Mỹ.

Việt Nam có thể nhận được lợi ích từ các chuỗi cung ứng bị điều chỉnh cho dài hạn, theo Rob Koepp, Giám đốc hệ thống của Economist Corporate Network.

Trong khi các công ty có thể bị giới hạn bởi hạn chế di dời hậu cần và xây dựng cơ sở mới tại Việt Nam, quốc gia Đông Nam Á đã bắt đầu nhận thấy những đơn đặt hàng mới đổ vào những ngành công nghiệp vẫn còn công suất để tăng sản lượng, ông Stoops cho hay.

cnbc viet nam van chua duoc huong lon tu cuoc chien thuong mai my trung
Ảnh: Ken Kobayashi/Nikkei Asia Review.

"Chúng tôi bắt đầu thấy những đơn đặt hàng lớn, đơn hàng xuất khẩu lớn bất ngờ chảy vào ngành thủy sản, nội thất và may mặc. Tôi nghĩ đây là một dấu hiệu báo điều gì sẽ xảy ra, vì mọi người bắt đầu chuyển hướng kinh doanh khỏi Trung Quốc", ông Stoops nhận định.

Giới đầu tư không thể trực tiếp tham gia vào mô hình thay thế thương mại này, vì có ít nhà xuất khẩu nằm trong các ngành được hưởng lợi niêm yết trên sàn gia dịch chứng khoán của Việt Nam, nhưng đây vẫn là một cơ hội rất lớn đối với cổ phiếu tại đây.

Các công ty Việt Nam đã ghi nhận tăng trưởng doanh thu tốt và được giao dịch với hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu (P/E) vào khoảng 12 lần, theo ông Stoop.

Doanh nghiệp nhà nước đang cải thiện và Việt Nam có tình hình chính trị ổn định, mức lương thấp và dân số vàng.

Tình trạng xáo trộn của thị trường cho biết hoạt động tư nhân hóa của doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước và việc niêm yết của các công ty tạm dừng vào năm ngoái. Tuy nhiên, ông Stoops dự báo các nhà đầu tư có thể chờ đón sự cải cách nhiều hơn trong quí II và quí III của năm 2019.

Việt Nam đã vượt qua Singapore trở thành thị trường có tổng giá trị các thương vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) lớn nhất trong năm 2018, theo CNBC.

Xem thêm

Lyly Cao