Chứng khoán Việt Nam đang hút vốn ngoại, dòng tiền có thể luân chuyển vào nhóm ngành nhựa và vận tải
Thị trường chứng khoán 28/9: VHM tiếp tục là trụ đỡ, dòng tiền tích cực, VN-Index vững sắc xanh |
Thanh khoản tăng 20% tuần tái cơ cấu danh mục của ETF, cổ phiếu các ngành được dự đoán tăng trưởng mạnh mẽ |
Kết phiên 28/9, chỉ số VN-Index tăng 14,16 điểm (1,41%) lên mức 1.017,13 điểm; chỉ số HNX-Index đóng cửa ở mức 116,28 điểm, tăng 0,48 điểm (0,41%) so với cuối tuần trước. Các mã ảnh hưởng tích cực nhất đến chỉ số VN-Index tuần qua là VHM, VRE và NVL . Ở chiều ngược lại, các mã ảnh hưởng tiêu cực nhất là VCB, CTG và VIC. Thanh khoản trung bình ngày trên HOSE đạt 227 triệu đơn vị, tăng nhẹ so với tuần trước.
Theo báo cáo từ Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC - Mã: BSI), Việt Nam vào danh sách theo dõi nâng hạng thị trường mới nổi sơ cấp của FTSE đã tạo hiệu ứng tích cực đến tâm lý thị trường và thu hút dòng vốn ngoại. Độ rộng thị trường là tích cực với 16/20 ngành và các nhóm cổ phiếu như thủy sản, bất động sản, dược phẩm và thép tăng tốt với giao dịch cải thiện.
Nhờ thông tin FTSE, cổ phiếu VN30 tăng mạnh và cùng với MidCap dẫn đầu đà tăng thị trường. VN-Index vẫn đang củng cố giá và hướng tới vùng kháng cự ngắn hạn tại 1.020 và 1.050 điểm. Diễn biến rung lắc sớm xảy ra ở các vùng kháng cự dù vậy chưa phải trở ngại cho đà tăng điểm của các chỉ số trước mùa công bố kết quả kinh doanh quý III.
Ở một diễn biến khác, thị trường thế giới giao dịch trái chiều trong tuần Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất. Chỉ số USD Index tăng 1,1%, tăng chủ yếu so với EUR (+1,4%), CHF (+1,7%) và JPY (+0,7%) trong khi đồng tiền nội tệ tại khu vực mới nổi tăng giá trở lại. Chỉ số hàng hóa thế giới duy trì đà tăng 0,4%, chủ yếu từ giá dầu (+1,9%), Gas (+2,2%).
Trong nước, GDP quý III ước tăng 6,88%, đưa mức tăng trưởng 9 tháng đạt 6,98% cùng kỳ. CPI dù vậy tiếp tục tăng 0,59% so tháng trước, CPI 9 tháng tăng 3,57%. Lãi suất liên ngân hàng tăng trở lại lần lượt 73, 62, 62, và 34 điểm phần trăm ở các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần, 1 tháng và 3 tháng và giảm 15 điểm phần trăm ở kỳ hạn 6 tháng so với cuối tuần trước. Thông tin vĩ mô khá tích cực tuy nhiên vấn đề kiểm soát lạm phát ổn định lãi suất, tỷ giá vẫn là trọng tâm vào những tháng cuối năm.
BSC dự đoán thị trường có thể sẽ vượt ngưỡng hỗ trợ 1.020 điểm trong tuần tới khi mức tâm lý tích cực của nhà đầu tư từ thông tin thị trường Việt Nam nâng hạng lên thị trường mới nổi cùng với kết quả kinh doanh quý III của các doanh nghiệp. Dòng tiền có thể luân chuyển vào nhóm ngành nhựa và vận tải.
Trên sàn HOSE, cổ phiếu ATG của Công ty Cổ phần An Trường An tăng mạnh nhất tuần (31,7%) nhờ bốn phiên tăng trần liên tiếp. Theo sau là TNT (CTCP Tài Nguyên) tăng hơn 30%. Ngược lại, DTT (CTCP Kỹ nghệ Đô Thành) “chạm sàn” ba phiên liên tiếp và giảm mạnh nhất tuần.
Ngày 26/9, Quỹ Đầu tư Tăng trưởng Thiên Việt 2 (Mã: FUCTVGF2) niêm yết trên HOSE với giá tham chiếu 10.000 đồng/chứng chỉ quỹ. FUCTVGF2 đã tăng 20% trong tuần qua.
Trên sàn HNX, cổ phiếu MEC (CTCP Someco Sông Đà) tăng gần 42% trong tuần với ba phiên tăng trần liên tiếp. Ngày 28/9, ART của CTCP Chứng khoán Artex chính thức niêm yết trên HNX với giá tham chiếu 8.100 đồng/cp và cổ phiếu này đã tăng gần 30% tuần qua. Ngược lại, VE8 (CTCP Xây dựng điện VNECO 8) giảm gần 27% trong tuần.
Tại UPCoM, cổ phiếu EME (CTCP Điện Cơ) tăng 100% trong khi BDC (Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng) giảm mạnh nhất với gần 38,5%. Ngày 25/9, cổ phiếu VGI của Tổng công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global) giao dịch trên UPCoM với giá 15.000 đồng/cổ phiếu và cũng tăng kịch trần ba phiên iên tục.
Cổ phiếu Viettel Global tăng kịch trần ngày lên UPCoM, vốn hóa vượt 47.100 tỷ đồng |
Về nhóm ngành tuần qua, nhóm cổ phiếu dầu khí tăng tích cực nhờ việc PVD, PVB và POW tăng lần lượt 16,29%, 8,45% và 5,03%. Nhóm cổ phiếu chứng khoán và bất động sản cũng giao dịch tích cực với việc tăng giá của HCM, SSI, VCI hay VHM, NVL và VRE. Trong khi đó, cổ phiếu ngân hàng chỉ tăng nhẹ nhờ diễn biến tích cực của STB, TCB và VPB.