|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Chủ tịch Pacific Air Hong Kong: Hoạt động bán lẻ sẽ qua online, DN không tiến quân vào logistics dễ mất thị phần

14:58 | 26/09/2018
Chia sẻ
Theo Chủ tịch Công ty TNHH Pacific Air Hong Kong, chi phí logistics đang chiếm 21% GDP Việt Nam, con số tương ứng của Hồng Kông chỉ 6%. Đến năm 2023, 25% hoạt động bán lẻ sẽ được thực hiện thông qua hình thức online, nếu các doanh nghiệp trẻ không tiến quân vào lĩnh vực logistics thì sẽ bị mất thị phần.
ts anthony lou den 2023 25 hoat dong ban le dien ra online neu khong tien quan vao logistics thi se mat thi phan Savills: Cơ sở sản xuất dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam thúc đẩy BĐS công nghiệp và logistics
ts anthony lou den 2023 25 hoat dong ban le dien ra online neu khong tien quan vao logistics thi se mat thi phan Làm thế nào để doanh nghiệp ngành Logistics xem chi phí đào tạo là chi phí đầu tư

Chi phí logistics chiếm 21% GDP Việt Nam, con số tương ứng của Hồng Kông chỉ 6%

Trong khuôn khổ sự kiện In Style. Hong Kong diễn ra mới đây tại TP HCM có chương trình Hội nghị chuyên đề, các khách mời thảo luận về chủ đề “Dịch vụ hậu cần xuyên xuyên biên giới: Định hướng tương lai của ngành bán lẻ”.

Là thế hệ Giám đốc điều hành đầu tiên của Hồng Kông trong lĩnh vực hậu cần – logistics (đã thành lập công ty 40 năm), TS. Anthony Lou, Chủ tịch Công ty TNHH Pacific Air Hong Kong nhận định, Việt Nam đã đạt mức GDP rất cao trong năm 2017 nhờ liên tục học hỏi, nâng cấp các lợi thế cạnh tranh, giảm chi phí… GDP Việt Nam tăng trưởng cao một phần lớn nhờ vào hoạt động xuất khẩu với các mặt hàng chính như điện thoại, đồ may mặc (xuất sang Trung Quốc, Hồng Kông…).

“Ngoài yếu tố dân số đông, một động lực khác thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Việt Nam là những ưu tiên của Chính phủ trong phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó có ngành hàng không. Hàng không Việt Nam đã phát triển rất nhanh trong 10 năm qua và sẽ tiếp tục tăng trong 20 năm tới”, TS. Anthony Lou dự báo.

Ông dẫn chứng về hai hãng hàng không chiếm thị phần lớn nhất của Việt Nam hiện tại là Vietnam Airline và Vietjet Air, trong đó đặc biệt là Vietjet mới chỉ hoạt động trong thời gian ngắn nhưng đã có tốc độ tăng trưởng rất ấn tượng.

ts anthony lou den 2023 25 hoat dong ban le dien ra online neu khong tien quan vao logistics thi se mat thi phan
Theo TS. Anthony Lou, đến năm 2023, 25% hoạt động bán lẻ sẽ thực hiện thông qua hình thức online, nếu doanh nghiệp trẻ không tiến quân vào lĩnh vực logistics thì sẽ bị mất thị phần. (Ảnh: Hiếu Quân)

Vị doanh nhân đi đầu trong lĩnh vực hậu cần cho biết: “Đến năm 2023, 25% hoạt động bán lẻ sẽ được thực hiện thông qua hình thức online, nếu các doanh nhân, doanh nghiệp trẻ không tiến quân vào lĩnh vực logistics thì các bạn sẽ mất thị phần. Chi phí logistics hiện đang chiếm gần 21% GDP của Việt Nam, con số tương ứng đối với Trung Quốc là 15%. Còn ở Hồng Kông, chi phí này chỉ chiếm hơn 6%, mức này sánh ngang với các quốc gia châu Âu như Đức…”.

Theo ông, Hồng Kông đang có rất nhiều ưu thế cạnh tranh trong lĩnh vực hậu cần. Hồng Kông đã kết nối với hơn 100 hãng hàng không, vươn tới hơn 200 điểm đến trên khắp thế giới. Hơn một nửa trong số các điểm đến này chỉ cách Hồng Kông 5 giờ bay.

Hồng Kông cũng có các cảng biển lớn kết nối với Trung Quốc và các nước khác. Trong khu vực, hệ thống cảnh biển của Hồng Kông được đánh giá là chỉ đứng sau Thượng Hải (Trung Quốc) và Singapore.

Đặc biệt, trong năm nay sẽ khánh thành cầu nối Hồng Kông – Chu Hải – Macao, từ đây sẽ chỉ mất 24h để hàng hóa có thể vạn tải từ Hồng Kông vào Trung Quốc.

“Việc ký kết hiệp định thương mại giữa Hồng Kông và Asean sẽ giúp tăng cường hơn nữa vai trò của Hồng Kông là cửa ngõ để các doanh nghiệp Việt Nam đến Trung Quốc và các quốc gia khác. Ngược lại, Việt Nam cũng có thể trở thành điểm trung chuyển hàng hóa đến các quốc gia Đông Nam Á khác. Cá nhân tôi rất muốn tăng cường thị phần và thâm nhập hơn nữa vào thị trường Việt Nam bằng cách mở các công ty tại đây”, TS. Lou cho hay.

‘Với bán lẻ mới, 1+1 sẽ lớn hơn 2’

Cũng tại phiên thảo luận này, TS. Gary Chan, Tổng giám đốc Công ty TNHH Giordano International, phân tích về sự khác biệt giữa hình thức “bán lẻ truyền thống” và “bán lẻ mới”.

Theo ông, bán lẻ truyền thống chính là việc bán hàng tại các cửa hàng, khách đến mua có thể sờ chạm được vào hàng hóa, có nhân viên bán hàng thực sự. Hình thức bán hàng này bao gồm các khâu chính là: sản xuất, vận chuyển, phân phối cho nhà cung cấp và bán hàng.

Trong khi đó, bán lẻ mới (E-tailing) hay thương mại điện tử là toàn bộ quá trình mua bán hàng sẽ diễn ra online, không cần cửa hàng và nhân viên thực nữa, lúc này việc giao tiếp với khách hàng không diễn ra trực tiếp mà thông qua nhiều kênh. Khi khách đặt hàng, người bán có thể lấy thẳng từ kho hoặc liên hệ nhà phân phối để gửi hàng cho khách, thậm chí họ cũng có thể gửi thông tin cho nhà sản xuất và đơn vị cung cấp này sẽ tự gửi hàng cho khách.

ts anthony lou den 2023 25 hoat dong ban le dien ra online neu khong tien quan vao logistics thi se mat thi phan
TS. Gary Chan cho rằng, bán lẻ kiểu mới tập trung cả vào kết nối với khách hàng và tạo sự khác biệt với đối thủ. (Ảnh: Hiếu Quân)

Có sự liên kết chặt chẽ trong các kênh bán hàng hiện nay. Nhiều cửa hàng có kênh online cho khách trải nghiệm, rồi sau đó khách mới tới cửa hàng thực để mua hàng. Ngược lại, tôi có thể được trải nghiệm sản phẩm hàng hóa ở cửa hàng, rồi sau đó mới đặt mua online.

“Nhà bán hàng đa kênh sẽ tích hợp được nhiều lợi ích hơn: tiếp cận thông tin khách hàng dễ hơn, thông tin nhiều hơn, người bán không chỉ tiếp cận được khách hàng mới mà còn có thể tiếp tục mời chào mua hàng đối với các khách cũ dựa trên nền tảng thông tin về họ mà cửa hàng đã lưu lại. Ví dụ, khách hay mua các thiết bị thể thao, hệ thống có thể gửi thông tin mời họ mua thêm quần áo thể thao, việc làm này thường mang lại hiệu suất rất cao”, TS. Gary Chan lấy dẫn chứng.

Tương tự trong bán lẻ mới, việc quản lý hàng tồn kho cũng dễ dàng, thuận lợi hơn nhiều. Trước đây, công ty sản xuất phải để hàng ở khắp nơi, nay họ chỉ cần giữ hàng tại kho ở Hồng Kông, dựa trên dữ liệu dự báo mà chuyển hàng qua các thị trường khác như Việt Nam, Thái Lan… Điều này tiết kiệm chi phí rất lớn cho doanh nghiệp.

Ông Chan kết luận: “Bán lẻ kiểu mới tập trung cả vào kết nối với khách hàng và tạo sự khác biệt với đối thủ. Trước đây, lý thuyết là ‘1+1=2’, nhưng tương lai của bán lẻ mới thì thì 1+1 thậm chí còn lớn hơn 2”.

Ở cuối phiên thảo luận, bà Carol Wan, Phó Chủ tịch Công ty TNHH PCCW Global thông tin, hiện nay 71% người dùng điện thoại tại Việt Nam đang dùng điện thoại thông minh, 30% dân số ở độ tuổi khoảng 25 tuổi, vì vậy thích nghi rất nhanh với công nghệ.

Trong khi đó, Chính phủ Việt Nam cũng đang có những chính sách ưu tiên phát triển ngành thanh toán trực tuyến. Chính phủ Việt Nam hy vọng, đến năm 2020, tỷ lệ giao dịch tiền mặt của quốc gia sẽ chỉ còn khoảng 10%.

“Ở Trung Quốc hiện nay, thậm chí đến người ăn mày cũng có mã QR để xin tiền. Đó là câu chuyện hoàn toàn có thực. Vì vậy, tương lai chi trả điện tử sẽ rất phát triển”, bà Carol khẳng định.

Xem thêm

Hiếu Quân