|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Làm thế nào để doanh nghiệp ngành Logistics xem chi phí đào tạo là chi phí đầu tư

20:10 | 21/05/2018
Chia sẻ
GD&TĐ - Trong ngành Logistics tại Việt Nam hiện nay, có một thực tế là các doanh nghiệp cần rất nhiều lao động, thậm chí có thể nói là “khát” nguồn nhân lực nhưng phía trường nghề lại đào tạo nhỏ giọt do khó tuyển sinh đầu vào, nhân lực đào tạo ra lại không đáp ứng ngay được yêu cầu việc làm.
lam the nao de doanh nghiep nganh logistics xem chi phi dao tao la chi phi dau tu Trùng Khánh khai thông tuyến vận tải nối Việt Nam, cơ hội đẩy mạnh ngành logistics
lam the nao de doanh nghiep nganh logistics xem chi phi dao tao la chi phi dau tu M&A logistics hấp dẫn nhà đầu tư ngoại
lam the nao de doanh nghiep nganh logistics xem chi phi dao tao la chi phi dau tu
Ông Nguyễn Duy Minh – Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam

Chương trình Úc cùng Việt Nam Phát triển Nguồn nhân lực (Chương trình Aus4skills) thuộc chuỗi Chương trình Hợp tác Phát triển Australia – Việt Nam đã thí điểm mô hình thúc đẩy doanh nghiệp tham gia đóng vai trò trung tâm trong giáo dục nghề nghiệp ngành Logistics, giúp nhà trường và doanh nghiệp hợp tác chặt chẽ hơn trong đào nghề Logistics, để cung và cầu cùng gặp nhau ở một điểm, hướng tới đào tạo ra những công nhân đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.

Các nhà trường rất phấn khởi với cái bắt tay này. Còn phía doanh nghiệp thì sao? GD&TĐ đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Duy Minh – Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam xung quanh vấn đề này.

* Thưa ông, tại Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam có những kỳ vọng cụ thể nào về chương trình kết nối doanh nghiệp – nhà trường do Aus4Skill khởi xướng?

- Chúng tôi đánh giá rất cao chương trình Aus4Skills vì họ đã đưa ra khái niệm “nghề” với 5 vị trí thí điểm trong ngành Logistics. Về phía Hiệp hội, chúng tôi muốn nhìn xa hơn một chút nữa. Đó là sau khi có 5 chuẩn nghề, chúng tôi muốn phát triển thêm các kỹ năng cao hơn.

Ví dụ sau khi nhân viên tiêu chuẩn đáp ứng được vị trí chuẩn nghề, sau hai năm nữa, khi họ trở thành một nhân viên có kinh nghiệm thì sẽ cần thêm những kỹ năng gì. Sau 2 năm nữa, nếu có thể phát triển lên vị trí cao hơn sẽ cần thêm những kỹ năng gì. Và khi ai đó có cơ hội phát triển lên vị trí trưởng phòng, họ cần biết phải bồi dưỡng các kỹ năng gì tiếp theo?

Chúng ta có được những vị trí nhân viên chuẩn, nhân viên có kinh nghiệm, nhân viên làm về giám sát và nhân viên có thể phát triển lên vai trò là trưởng phòng – đó sẽ là bức tranh để doanh nghiệp biết và nhìn thấy ngay họ cần nhân viên như thế nào để tuyển dụng.

Còn đối với nguồn cung là các trường dạy nghề, trường đại học, các trường cũng sẽ biết với năng lực hiện có trường sẽ tập trung đào tạo ở vị trí nào trong tương lai.

Tôi cho rằng nếu làm được như vậy sẽ giúp giải quyết sự minh bạch hóa năng lực trong ngành Logistics. Ví dụ như muốn tuyển vị trí A, tôi muốn biết rõ vị trí A ở mức độ như thế nào và ai là những người có những chứng chỉ để chứng minh có năng lực ở vị trí A. Như vậy sẽ tiết kiệm chi phí tuyển dụng.

lam the nao de doanh nghiep nganh logistics xem chi phi dao tao la chi phi dau tu
Học viên Trường Cao đẳng Cơ giới và Thủy lợi trong giờ thực hành nghề Lái xe nâng hàng

* Được biết tại Việt Nam hiện nay có hơn 3.000 doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực kinh doanh Logistics. Hiệp hội đánh giá rất cao chương trình của Aus4Skills, vậy Hiệp hội có kế hoạch gì để thu hút được các doanh nghiệp nhận thấy được vai trò cũng như hiệu quả của chương trình để cùng tham gia tích cực hơn vào mô hình doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm trong dào tạo nghề ngành Logistics?

- Đây chỉ là những bước đầu tiên để ta có khái niệm về chuẩn nghề. Bước tiếp theo, ta phải có những chương trình đào tạo tương ứng với từng chuẩn nghề. Cùng đó phải có kế hoạch và nguồn tài chính để đào tạo một cách đại trà.

Hiệp hội chúng tôi cũng suy nghĩ đến hướng chúng ta phải dùng hình thức E-learning để có thể đào tạo thông qua nền tảng Internet, để nhiều người có thể tiếp cận chương trìnhd đào tạo với chi phí chấp nhận được. Hiện 90% các doanh nghiệp Logistics là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thậm chí là các doanh nghiệp siêu nhỏ. Vì vậy ta phải giải được bài toán có được chương trình chất lượng với chi phí hợp lý.

Tôi cho rằng khi hai bên cung – cầu gặp được nhau, chúng ta tạo cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thói quen xem chi phí đào tạo là chi phí đầu tư.

PV