|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Chủ tịch NextTech: Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ khó tiếp cận gói giải cứu và vốn ưu đãi

17:02 | 13/04/2020
Chia sẻ
Theo ông Nguyễn Hòa Bình, chủ tịch NextTech, các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đang gặp khó khăn trong khâu tiếp cận các gói giải cứu bất chấp toàn bộ nền kinh tế đang chịu tác động từ COVID-19.

Số liệu của Tổng cục thống kê cho thấy, tính tới cuối tháng 3, Việt Nam có 35.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động do tác động của dịch bệnh. Đây cũng là lần đầu tiên sau hàng thập kỉ qua, số doanh nghiệp phá sản nhiều hơn số doanh nghiệp thành lập mới.

Một khảo sát của VCCI, 82% số doanh nghiệp cho biết doanh thu năm 2020 sẽ giảm so với cùng kì năm trước, và nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài, 50% số doanh nghiệp sẽ khó trụ lại sau 6 tháng. 

Thảo luận về vấn đề này, ông Nguyễn Hòa Bình (Shark Bình) đã nêu quan điểm từ góc nhìn của một nhà đầu tư vào các startup công nghệ tại buổi giao lưu trực tuyến về COVID-19 và tác động lên tình hình kinh tế.

Theo ông, không một doanh nghiệp nào thoát khỏi vòng xoáy tác động của dịch bệnh. Nguyên nhân đến từ việc virus đã kích hoạt chuỗi cách li xã hội và phong tỏa trên toàn thế giới. Hành động này làm giảm nguy cơ lây nhiễm nhưng cũng làm cho nền kinh tế sa sút và và tỉ lệ người thất nghiệp tăng.

"Hiện nay không có doanh nghiệp hay người tiêu dùng nào là không chịu ảnh hưởng lợi từ sự cố này. Có chăng là rất ít các doanh nghiệp như công ty phát hành game, nội dung số, viễn thông, chuyển phát tức thời, các doanh nghiệp may mặc chuyển sang sản xuất khẩu trang và sản phẩm chống dịch thì có thể thiệt hại ít hơn hoặc tìm được cơ hội kinh doanh", ông Bình nhận định.

Chủ tịch NextTech: Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ khó tiếp cận gói giải cứu và vốn ưu đãi - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch tập đoàn NextTech. Ảnh: Nhạc Phong

Dù vậy theo ông, những doanh nghiệp tìm thấy "trong nguy có cơ" lại rất nhỏ so với mặt bằng chung của xã hội. Bởi nhìn chung, với những doanh nghiệp không chịu tác động trực tiếp, họ cũng phải hỗ trợ khách hàng bằng cách giảm giá, phí cho khách hàng/đối tác. 

Ngoài ra, ông Bình cảnh báo các doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận gói cứu trợ của chính phủ, bất chấp việc đây là nhóm doanh nghiệp đông nhất trong nền kinh tế.

Thông thường, một bộ phận doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chưa từng vay vốn ngân hàng. Do đó, thủ tục xin vay ưu đãi với lãi suất thấp là một rào cản lớn. Hơn thế nữa, những doanh nghiệp muốn vay cần phải thuộc những ngành nghề được qui định cụ thể, đồng thời phải chứng minh thiệt hại từ dịch bệnh.

Shark Bình: 'Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ khó tiếp cận gói giải cứu và vay vốn ưu đãi' - Ảnh 2.

Shark Bình nói các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ khó tiếp cận gói giải cứu và vay vốn ưu đãi. Ảnh: Shark Tank Việt Nam.

"Họ cần phải có tài sản thế chấp, mà thông thường giá trị tài sản những doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ rất thấp. Ngoài ra, sổ sách cũng cần minh bạch. Về mặt tích cực, đây có thể là một cú hích để các doanh nghiệp siêu nhỏ chú ý hơn về công tác sổ sách, báo cáo", ông phân tích.

Chỉ rõ hơn về các startup công nghệ, Shark Bình cho rằng nguồn vốn chủ yếu từ trước tới giờ của những công ty khởi nghiệp công nghệ trên thế giới đến từ các quĩ đầu tư mạo hiểm, thay vì nhận sự hỗ trợ từ chính phủ hay ngân hàng. 

"Để tiếp cận vốn, các startup công nghệ cần phải có một mô hình kinh doanh tốt. Không nhất thiết phải có lãi ngay nhưng phải có lợi nhuận trên từng giao dịch. Thời kì đốt tiền để chạy đua về tăng trưởng đã qua rồi", ông Bình kết luận.

Tiểu Phượng

Chủ tịch Sacombank: Tôi không liên quan gì bà Trương Mỹ Lan, Vạn Thịnh Phát
Người đứng đầu ngân hàng nói rằng tất cả tin đồn ảnh hưởng đến ông sẽ ảnh hưởng đến Sacombank, từ đó chắc chắn ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông.