Thị trường hàng hóa hôm nay nổi bật với thông tin Bộ NN&PTNT dự báo nhu cầu tôm của Trung Quốc tăng vào cuối năm. Việt Nam điều tra CPBG với bột ngọt NK từ Trung Quốc và Indonesia.
Với xu hướng hiện nay, VASEP dự báo xuất khẩu thủy sản trong 2 tháng cuối năm có thể tương đương hoặc giảm nhẹ so với cùng kì năm ngoái. Tính chung năm 2019, xuất khẩu thủy sản có thể cán đích với mức 8,69 tỉ USD, giảm 1,2% so với năm 2018.
Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản (Bộ NN&PTNT) nhận định do dịp Tết Âm lịch sắp tới (diễn ra vào tháng 1/2020), nên nhu cầu nhập khẩu tôm để phục vụ lễ Tết sẽ tăng cao.
Thị trường hàng hóa hôm nay nổi bật với thông tin xuất khẩu tôm sang Đài Loan tăng trưởng ổn định. Xuất siêu hơn 7 tỉ USD nông, lâm, thủy sản trong 10 tháng đầu năm 2019.
Khối lượng tôm nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc tiếp tục sụt giảm trong tháng 8, giảm 62% về lượng và 71% về giá trị so với cùng kì năm 2018, dữ liệu thương mại thủy sản từ Cơ quan Quản lí Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA ) cho thấy.
Đài Loan là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 8 của Việt Nam, chiếm 1,7% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam đi các thị trường. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này khá ổn định trong 9 tháng đầu năm nay.
Thị trường hàng hóa hôm nay nổi bật với thông tin xuất khẩu tôm 9 tháng đầu năm giảm 7%. Bình Dương phát hiện lượng lớn đường cát nghi hàng lậu và giả mạo xuất xứ Việt Nam.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), xuất khẩu tôm Việt Nam trong tháng 9 đạt 307,3 triệu USD, giảm 7,4%. Lũy kế 9 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 2,4 tỷ USD, giảm 7% so với cùng kì năm ngoái.
Niên vụ nuôi tôm hùm thương phẩm 2018 – 2019 đến thời điểm này là cuối vụ, người nuôi ở xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, Bình Định) đang thu hoạch rộ đúng lúc giá tôm tăng 200.000 – 300.000 đồng/kg.
Gần đây, thị trường xuất khẩu ngành hàng tôm ở Cà Mau có dấu hiệu phục hồi và khởi sắc với mức tăng khá, trong đó riêng thị trường Trung Quốc tăng 15,86%.
Trong tháng 9, Trung Quốc đã đưa ra lệnh cấm nhập khẩu tôm từ 5 công ty xuất khẩu tôm lớn của Ecuador do lo ngại dịch bệnh có thể lây lan vào nước này. Đây vừa được xem là cơ hội cũng là thách thức cho ngành tôm Việt Nam.
Công ty Cổ phần Thủy sản Việt Úc, nhà sản xuất tôm lớn nhất Việt Nam với công suất hơn 50 tỉ con giống/năm và 9 cơ sở sản xuất, đang trên đường phát triển nhanh chóng sang nuôi trồng nhà kính bền vững, áp dụng công nghệ cao.
Nhiều năm nay, tôm nuôi của Việt Nam dù thành hay bại thì vẫn “vấp” phải bài toán giá và điệp khúc “được mùa mất giá” luôn tái diễn. Câu chuyện giảm giá thành nuôi tôm được nhắc đến liên tục, vậy nhưng, thực hiện như thế nào và từ đâu thì lại chưa có câu trả lời.