Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex - Mã: VCG) công bố báo cáo tài chính quý II và bán niên 2022 với 967 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế hợp nhất 6 tháng đầu năm.
Được đưa vào khai thác từ đầu năm 2021, đến quý II/2021 Cảng Gemalink bắt đầu kinh doanh có lãi. Đến tháng 6/2022, cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam này đem về hơn 70 tỷ đồng lợi nhuận cho Gemadept.
Sau khi lỗ ròng trong quý IV, Vietjet đã ghi nhận lợi nhuận dương trong cả hai quý đầu năm 2022. Tuy nhiên, giá nhiên liệu cao cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của hãng bay này.
Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022 của Năm Bảy Bảy sụt giảm mạnh so với cùng kỳ. Doanh nghiệp cũng đẩy mạnh việc đi vay trong bối cảnh cơ cấu tài sản tập trung chủ yếu tại các khoản phải thu, hàng tồn kho và chi phí xây dựng dở dang.
Coteccons phải trích lập dự phòng khoản phải thu từ dự án của Công ty Ngôi sao Việt, đơn vị thành viên của Tập đoàn Tân Hoàng Minh 242 tỷ đồng trong quý II nâng số trích lập dự phòng lũy kế 2020 đến quý II năm nay lên đến 484 tỷ đồng.
Quý II năm nay, cả doanh thu và lợi nhuận của CenLand đều sụt giảm so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng từ sự trầm lắng chung của thị trường bất động sản.
Cuối quý II, tổng nợ đi vay của BCG hơn 14.242 tỷ đồng, giảm 900 tỷ sau một quý, đa số là vay dài hạn. Trong đó dư nợ trái phiếu tính đến cuối kỳ gần 8.800 tỷ đồng, tăng thêm 1/3 so với đầu năm nhưng giảm 200 tỷ so với cuối quý I.
FLC đi vay mới 2.751 tỷ đồng nhưng trả gốc nợ vay tới 3.814 tỷ, dẫn tới lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính âm hơn hơn 1.000 tỷ. Nợ vay giảm bớt giúp cho chi phí tài chính đi xuống.
Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (Mã: ACV) báo lãi quý II/2022 nhiều hơn cả hai năm 2020 và 2021 cộng lại. Ngoài việc ngành hàng không hồi sinh sau dịch, diễn biến tỷ giá yen Nhật cũng có tác động rất lớn.