Trong khi xuất khẩu hàng rau quả sang Trung Quốc dần ổn định trở lại, thì triển vọng xuất khẩu sang các thị trường khác không mấy khả quan, do dịch COVID-19 đã lan rộng ra nhiều thị trường chính trên thế giới như: châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Ngày 2/4, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã ban hành công văn số 35/2020/CV-VASEP gửi Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường về việc đề xuất miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp đầu tư kho lạnh trữ hàng.
Ngành xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc đang đối mặt với những thức thách lớn do tác động của virus corona đối với nhu cầu tiêu thụ trên toàn thế giới.
Hoạt động kinh tế thế giới đình trệ nghiêm trọng do các lệnh phong tỏa trong đại dịch COVID-19, dẫn tới tồn kho dầu tăng cao. Nhiều chuyên gia cảnh báo các kho chứa dầu trên thế giới có thể hết chỗ trong vài tuần nữa, tức là các nhà khai thác dầu phải trả tiền cho người mua đưa dầu đi nơi khác.
Các nhà hàng, khách sạn, quán ăn… đã đóng cửa để ngăn chặn nguy cơ đại dịch bùng phát dẫn đến đơn hàng mới về thủy hải sản chưa được ký lại, hàng tồn kho nhiều.
Theo Bộ Công Thương với tác động của dịch COVID-19, hầu hết các sản phẩm nông sản đều có kim ngạch sụt giảm. Vào thời điểm đầu tháng 2, khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh ở Trung Quốc, giao dịch thương mại với Trung Quốc qua cửa khẩu đường bộ đất liền gần như đình trệ.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP) dịch COVID-19 lây lan mạnh trên toàn cầu khiến cho sản xuất và xuất khẩu thủy sản của cả nước bị ảnh hưởng nặng nề. Ước tính xuất khẩu thủy sản trong tháng 3 giảm gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái chỉ đạt 549 triệu USD.
Theo VITAS các đối tác lớn của DN ngành hàng dệt may đều có động thái dừng cắt tất cả đơn hàng trong tháng 3, tháng 4, thậm chí đến hết tháng 6/2020 và hoàn toàn không có hỗ trợ gì cho doanh nghiệp khi đột ngột cắt bỏ đơn hàng.
Rất nhiều đơn hàng của các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may, da giày, thủy sản đã bị hủy, hoãn giao hàng, không kí tiếp đơn hàng mới và chậm thanh toán, dẫn đến thiếu hụt dòng tiền, nguy cơ đứt thanh khoản vì dịch COVID-19.
Sau khi có thông tin Thủ tướng công bố 'cách li toàn xã hội', rấtnhiều người dân đã đổ đi mua hàng hóa thiết yếu tích trữ. Tuy nhiên, ghi nhận của PV cho thấy không có tình trạng khan hiếm hay đẩy giá hàng hóa.
Tại một số quốc gia tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới, các nhà nhập khẩu cà phê đang tăng cường dự trữ, chuyển các đơn hàng lên trước một tháng để tránh rơi vào tình trạng thiếu hụt nếu chuỗi cung ứng bị gián đoạn bởi lệnh đóng cửa để chống virus corona.
Các doanh nghiệp Việt Nam đã dừng xuất khẩu gạo sau khi Tổng cục Hải quan yêu cầu tạm dừng xuất khẩu gạo để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia giữa đại dịch -19.
Nhu cầu giảm trong khi cây trồng khỏe mạnh có thể dẫn đến tình trạng thừa cung và giá thấp, mặc dù Tổ chức Cà phê Thế giới dự báo thế giới thâm hụt 0,48 triệu bao cà phê trong năm nay.
Tính chung quý I/2020, sản lượng thủy sản ước tính đạt 1.503,1 nghìn tấn, tăng 2% so với cùng kì năm trước, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 662,1 nghìn tấn, tăng 2,1%. Sản lượng thủy sản khai thác đạt 841 nghìn tấn, tăng 1,9%.
Bất chấp xu hướng hồi phục của TTCK, NĐT nước ngoài đẩy mạnh bán ròng gần 5.200 tỷ đồng trên HOSE. Điểm sáng là trong phiên cuối tuần khối ngoại đảo chiều mua ròng nhẹ hơn 31 tỷ đồng. Đây là phiên mua ròng đầu tiên sau 21 ngày bán ròng liên tiếp.