|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thương mại gạo Việt Nam gặp khó khi xuất khẩu bị tạm dừng để chống COVID-19

08:01 | 01/04/2020
Chia sẻ
Các doanh nghiệp Việt Nam đã dừng xuất khẩu gạo sau khi Tổng cục Hải quan yêu cầu tạm dừng xuất khẩu gạo để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia giữa đại dịch -19.

“Chúng tôi đã không thể vận chuyển gạo đến Philippines kể từ khi thủ tục hải quan bị tạm dừng. Những gì chúng tôi có thể làm là chờ đợi lệnh của Thủ tướng sau khi Bộ trưởng Bộ Công thương yêu cầu chưa thực hiện quyết định này", ông Nguyễn Văn Thanh, Giám đốc công ty Phước Thành IV, cho hay. 

Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Phước Thành với trụ sở tại vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 30 container (xấp xỉ 25 tấn mỗi container) xuất đi Philippines chờ thông quan. Công ty đã xuất khẩu hơn 10.000 tấn gạo sang Philippines, thị trường lớn nhất của Việt Nam kể từ đầu tháng 1 năm nay, theo ông Thanh.

Tại Cần Thơ, công nhân tại Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An vẫn đang chất gạo vào container, trong khi khoảng 20 container vẫn đang bị kẹt tại cảng vì không thể làm thủ tục hải quan, Bloomberg đưa tin. 

“Việc đình chỉ xuất khẩu, nếu không được dỡ bỏ, sẽ gây thiệt hại nặng nề cho ngành lúa gạo, từ nông dân, thương nhân đến các nhà xuất khẩu và nhập khẩu”, ông Phạm Thái Bình, Giám đốc công ty Trung An, chia sẻ. 

“Chúng tôi sẽ phải chi rất nhiều tiền để đưa các container trở lại từ cảng, trong khi người trồng sẽ phải khổ sở vì giá chắc chắn giảm", ông nói thêm.

Tuần trước, Chính phủ cho biết sẽ ngừng kí các hợp đồng mới cho tới ngày 28/3.

Thương mại gạo Việt Nam gặp khó khi xuất khẩu bị tạm dừng để chống COVID-19 - Ảnh 1.

Ruộng bậc thang tại Pù Luông. Ảnh: Kham/Reuters.

Chia sẻ với Reuters, một thương nhân tại TP HCM cho biết: "Chúng tôi đã không thể kí hợp đồng mới và đã đóng băng các hoạt động thương mại của mình kể từ tuần trước".

Cũng theo thương nhân này, Bộ Thương mại, Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã kết luận rằng Việt Nam còn 6,5 - 6,7 triệu tấn gạo để xuất khẩu trong năm nay, sau khi trừ đi lượng tiêu thụ nội địa và dự trữ.

Trong báo cáo ra tháng 3, Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết Việt Nam đã xuất khẩu 6,58 triệu tấn gạo trong năm 2019.

Tổng cục Dự trữ Nhà nước Việt Nam lên kế hoạch dự trữ 190.000 tấn gạo cho tới ngày 15/6 để đảm bảo quốc gia có đủ lương thực trong bối cảnh dịch do virus corona mới bùng phát, theo trang web Bộ Tài chính. Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới, sau Ấn Độ và Thái Lan.

Tổng cục Dự trữ Nhà nước cũng sẽ dự trữ 80.000 tấn thóc trong năm nay. Số liệu của năm 2019 là 200.000 tấn gạo và 80.000 tấn thóc cho cả năm.

Việt Nam có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu gạo nếu tốc độ xuất khẩu tiếp tục cao như hai tháng đầu năm, trong khi đồng bằng sông Cửu Long đang trải qua hạn hán và nhiễm mặn, theo Bộ Công Thương.

Cần thêm thời gian

Vì vậy, Thủ tướng đã quyết định tạm thời ngừng xuất khẩu gạo cho đến cuối tháng 5 theo đề xuất của Bộ Công thương. Tuy nhiên hiện tại, Bộ cần thêm thời gian để cân nhắc động thái này vì phản ứng từ doanh nghiệp.

“Bộ cần thêm thời gian để đánh giá sản lượng gạo thực tế trong vụ đông xuân, số lượng hợp đồng đã kí và hàng tồn kho thực tế tại các công ty lúa gạo”, theo yêu cầu gửi đến Thủ tướng được kí bởi Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh.

Hôm 31/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Việt Nam cần xuất khẩu gạo nhưng hoạt động này phải được kiểm soát để đảm bảo an ninh lương thực, theo Reuters

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công Thương nộp kế hoạch xuất khẩu gạo trước ngày 5/4. 

Tố Tố

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.