|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Nguồn nguyên liệu cho sản xuất khẩu trang chống COVID-19 tại Mỹ đến từ đâu?

11:43 | 29/03/2020
Chia sẻ
Chính phủ Mỹ cần có cơ chế tốt hơn để đảm bảo nguồn cung những vật liệu y tế thiết yếu trong cuộc chiến chống dịch COVID-19.

Kể từ khi đại dịch do virus corona tấn công Vũ Hán, Berry Global, nhà sản xuất vải chuyên cho vật tư y tế đã phải đối mặt với nhu cầu quá lớn từ thị trường.

Công ty phải thuyết phục các nhà sản xuất giường và nội thất hoãn đơn hàng để ưu tiên cho ngành y tế. Bery đã thay đổi mục đích của khoản đầu tư cho nhà máy mới trị giá 70 triệu USD ở quận Nam Hải (Trung Quốc) từ cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thiết bị điện tử sang cung cấp nguyên vật liệu cho các nhà sản xuất khẩu trang y tế.

Đồng thời công ty cũng đưa dây chuyền ở Waynesboro, bang Virginia đi vào hoạt động, nơi có thế cung cấp lượng vải có lớp lọc cho 400.000 khấu trang mỗi ngày. Nhà máy tại Old Hickory, bang Tennessee đã hoạt động trở lại.

Nguồn nguyên liệu cho sản xuất khẩu trang chống COVID-19 tại Mỹ đến từ đâu? - Ảnh 1.

Ảnh: Berry Global.

Một nỗ lực đáng khen, nhưng chưa đủ

Mỹ cần khoảng 1 tỉ chiếc khẩu trang N95, giao ngay trong ngày 27/3 để người dân có khẩu trang sử dụng, và các bác sĩ sẽ không cần đem khăn bịt mặt đi làm.

Thị trường đang phản ứng với sự thiếu hụt nguồn cung thiết bị y tế với việc mọc lên những doanh nghiệp mới sản xuất khẩu trang và máy thở. Tuy nhiên tốc độ của sự phản ứng này là rất chậm, và điều này khiến người mua phải tranh giành cho lượng vật tư y tế hết sức hạn chế.

Nguyên nhân là các doanh nghiệp và nhà đầu tư e ngại việc xây dựng một nhà máy tốn kém, chỉ hoạt động có 3 tháng ngắn ngủi và sau đó để không.

Giảm đốc điều hành của Berry Global, ông Thomas Salmon có 6 nhà máy tại Mỹ sản xuất nguyên vật liệu cho khẩu trang, trang phục bảo hộ, màn phẫu thuật và khăn lau khử trùng. Tất cả sản phẩm này đều có vai trò rất lớn trong cuộc chiến chống virus corona.

Tuy nhiên, việc thiếu nguồn cung polypropylen nóng chảy đang gây ra trở ngại cho việc sản xuất khẩu trang.

Để sản xuất ra nguyên liệu này, người ta cần có một thiệt bị rất đắt tiền làm tan chảy các viên poly và đẩy chất lỏng qua các lỗ nhỏ, tạo ra các sợi có kích thước chỉ vài micromet.

Chất liệu sợt này sau khi cô đặc lại sẽ tạo ra một loại vải không dệt nhẹ như lông, có tác dụng ngăn ngừa các hạt bụi và giọt bắn siêu nhỏ. Lớp vải này sẽ được kẹp giữa hai lớp vải thường, mỏng hơn. Đó là cách sản xuất một chiếc khẩu trang N95 thoáng khí và an toàn.

Công ty Berry có 2 dây chuyền sản xuất vải ở Beisheim (Pháp), nhưng toàn bộ số sản phẩm đầu ra từ 2 dây chuyền đó sẽ đi vào thị trường châu Âu. Sản phẩm từ nhà máy Nam Hải cũng sẽ được tiêu thụ trên thị trường Trung Quốc.

Mua một máy nóng chảy khác tại Mỹ?

Ông Salmon nhận định việc này sẽ mất nhiều thời gian. Ông cho biết 50 triệu USD đã được đầu tư vào một dây chuyền ở Mooresville, bang North Carolina, chuyên sản xuất vải cho khăn lau khử trùng. Dự án này bắt đầu từ trước khi dịch bệnh bùng phát và nó đã mất 1 năm để đi vào hoạt động.

Trường hợp khẩn cấp sẽ khiển các dự án phải đẩy nhanh tiến độ. Châu Âu có hai nhà máy lớn chuyên sản xuất máy chế biến vải nhựa không dệt, Reifenhäuser Reicofil, một công ty gia đình ở Troisdorf, Đức, và Oerlikon, nhà sản xuất trang phục gần Zurich.

Mới đây, Reifenhäuser Reicofil đã thông báo có thể giảm thời gian sản xuất máy nung chảy xuống chỉ còn 3 tháng rưỡi.

Sản lượng vải sẽ cập bến vào mùa hè đến quá muộn để có thể bù đắp sự thiếu hụt thiết bị bảo hộ ở New York hiện nay. Tuy nhiên nó có thể giải quyết nhu cầu khẩu trang cho các bang khác, hoặc hỗ trợ cho đợt bùng dịch thứ hai, nếu có. Một cỗ máy nung chảy 550 tấn poly mỗi năm sẽ sản xuất được lượng vải cho 1,8 triệu chiếc khẩu trang mỗi ngày.

Theo Forbes, có thể trả giá cao hơn để đổi lấy tốc độ sản xuất. Trà cho nhà sản xuất máy móc gấp đôi, và công ty đó có thể trả cho các nhà thầu phụ gấp đôi để gia tăng tốc độ sản xuất máy và giao hàng.

Tuy nhiên, một đơn hàng vội có thể dẫn tới các chi phí nào khác nữa? Các nhà sản xuất vải sẽ phải tăng giá bán khẩu trang để bù đắp cho chi phí máy móc. Mặc dù vậy, những công ty, đặc biệt là doanh nghiệp đại chúng, rất e ngại phải hành động như vậy, vì họ sẽ bị coi là lợi dụng tình hình để tăng giá.

Ngoài ra, các doanh nghiệp như Berry và Oerlikon lại không được hưởng lợi quá nhiều trong việc này. Cổ phiếu của hai công ty giảm sâu hơn mặt bằng chung của thị trường chứng khoán Mỹ, do phân khúc bán lẻ thức ăn của họ cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

Arnold Kling, một chuyên gia kinh tế, đưa ra giải pháp: Hãy để chính phủ chi trả cho vải và các dây chuyền sản xuất vải, và khi dịch bệnh kết thúc, chính phủ sẽ được quyền sở hữu các dây chuyền đó. Chính phủ có thể cho thuê các nhà máy này, nhằm sản xuất dự trữ, đề phòng cho một cuộc khủng hoảng y tế khác sau này.

Hiện tại đó là một giải pháp thực tế cho chuỗi cung ứng vật tư y tế, trong bối cảnh chính phủ liên bang vẫn chưa có bất cứ động thái gì và tình hình tại New York ngày càng căng thẳng.

Tố Tố