Chính sách của Trump liệu có thể bảo vệ người Mỹ khi nguy cơ 'Lehman Brother' lặp lại?
Một thập kỷ trước, trật tự tài chính toàn cầu đã lệch khỏi trục của nó với sự sụp đổ của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers vào ngày 15/9/2008. Những gì đã được coi là đám cháy nhỏ ngầm trong lĩnh vực thế chấp dưới chuẩn và Lehman đã biến nó thành một địa ngục.
Khi Lehman nộp đơn xin phá sản sau khi những nỗ lực cuối cùng để bán hoặc cố gắng giữ giá cổ phiếu, chỉ số Dow Jones giảm mạnh, hơn 4% trong một ngày và các ngân hàng lớn khác bị kéo vào chuỗi domino, nhiều trong số đó đã lung lay, bắt đầu sụp đổ. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm mất đi hàng tỷ USD tài sản, 70.000 USD cho mỗi người dân Mỹ (theo Fed) và kéo Mỹ vào đáy của cuộc suy thoái.
Richard S. Fuld Jr. - CEO của Lehman Brother sau khi giải trình về sự sụp đổ của ngân hàng ngày 6/10/2008 |
Các nhà đầu tư cho rằng, những tổn thất này ít nhất đã dạy cho họ biết về rủi ro đầu tư, bong bóng và sự lây lan. Eric Freedman, giám đốc đầu tư của Ngân hàng Mỹ Wealth Management cho biết “Kể từ khoảng thời gian đó, nền kinh tế toàn cầu đang ở trong tình trạng tốt hơn nhiều”.
Ngân hàng trung ương đã can thiệp nhanh chóng vào thanh khoản thị trường tăng thanh khoản bằng nhiều hỉnh thức như bơm tiền, giảm lãi suất, điều chỉnh tỷ lệ dự trữ, các cuộc kiểm tra và cho vay ngắn hạn.
"Hiện tại, tiêu chuẩn cho vay đã thắt chặt đáng kể" - Lindsey Bell, một nhà chiến lược đầu tư tại CFRA cho biết. “Hiện nay không có các sản phẩm phái sinh trên các khoản thế chấp và cũng không còn các khoản vay có rủi ro cao trên thị trường nữa. Tôi nghĩ rằng sự kiểm soát về vốn của các ngân hàng đã trở nên tốt hơn. Các ngân hàng có nhiều sức chống đỡ hơn để đối phó với một cuộc khủng hoảng trong trường hợp nó xảy ra".
“Nhà đầu tư ngày nay thông minh hơn về tỷ lệ đòn bẩy của họ”, Andy Smith, chuyên gia lập kế hoạch tài chính tại Financial Engines, cho biết. “Một xu hướng khác mà chúng tôi đã thấy ở nhà đầu tư là sự do dự trong chi tiêu. Điều này đặc biệt là một xu hướng trong số những người Mỹ lớn tuổi… Mục đích của họ là phải làm thế nào cho kế hoạch nghỉ hưu của mình”, ông nói.
"Nhưng trong một số trường hợp, sự do dự và nhút nhát đã lấy đi cơ hội để kiếm lời từ sự phục hồi của thị trường", Bell nói.
Mặc dù các tiêu chuẩn cho vay nghiêm ngặt hơn nhiều so với cách đây một thập kỷ, một số nhà quan sát thị trường lo ngại rằng chính quyền Donald Trump sẽ đẩy lùi các quy định và cắt giảm ảnh hưởng của Cục Bảo vệ Tài chính Người tiêu dùng, một cơ quan quản lý có sự lập ra sau vụ tai nạn được dẫn dắt bởi Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren, D-Mass. Điều này có thể dẫn đến sự quay trở lại của kỳ vọng về rủi ro của nhà đầu tư.
Scott Astrada, Giám đốc Giám sát Trung tâm Tín dụng cho rằng với yêu cầu thấp hơn, thị trường cho vay thế chấp dưới chuẩn đã tăng trưởng rất nhiều, và đó cũng là nơi có những người mất nhiều nhất. "Một khi những khoản thế chấp đó thất bại, nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng khá sâu rộng"- ông nói.
Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính, Quốc hội và các cơ quan chính phủ thiết lập các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng để thúc đẩy cho vay an toàn hơn và thị trường nhà ở công bằng hơn. Những biện pháp bảo vệ này cũng phát sinh hạn chế gần đây đó là sự nới lỏng trách nhiệm của người cho vay, điều này gây tổn hại lớn đến người tiêu dùng, cộng đồng và thị trường.
Mitchell Goldberg, chủ tịch của chiến lược ClientFirst nói: "Lý do lớn nhất thật khó để phát hiện ra một bong bóng là bởi vì mọi người đều tham gia vào bong bóng", "Cách tốt nhất để danh mục đầu tư của bạn thoát ra khỏi suy thoái là tạo ra một kế hoạch dài hạn và gắn bó với nó".
Mặc dù khi thị trường chứng khoán tăng vọt, việc cố gắng để chống lại cả hệ thống bằng cách rút khỏi những tài sản rủi ro trước khi sự giảm giá xảy ra thường kết thúc trong thua lỗ, Goldberg cảnh báo. "Không có gì có nhiều rủi ro hơn những cái được cho rằng phù hợp với bạn chỉ vì mức giá đã tăng lên rất nhiều".