Chính sách áp thuế thép nhập khẩu của Tổng thống Trump bị phản đối
Thực hiện cam kết trong chiến dịch tranh cử năm 2016, tháng 4 năm nay, Tổng thống Donald Trump bắt đầu xem xét lại mục 232 về lĩnh vực thép. Đây là một điều khoản trong Đạo luật Mở rộng Thương mại năm 1962, cho phép áp đặt thuế hoặc hạn ngạch lên hàng nhập khẩu nếu an ninh quốc gia bị đe dọa. Cho đến nay, điều khoản này được dùng để xem xét lại các mặt hàng nhập khẩu đúng 2 lần.
Một số công ty sản xuất thép trong nước như U.S. Steel Corp và AK Steel được lợi từ thuế quan bảo hộ. Bởi thuế này cho phép họ nâng giá bán lên.
Các công ty chế tạo và công ty năng lượng, việc áp thuế nhập khẩu đối với thép có thể làm giảm số lượng việc làm trong ngành này.
Mọi loại thuế quan của Mỹ đều có thể gây tổn hại đến các ngành khác nếu các nước khác trả đũa bằng cách cũng áp đặt thuế quan lên các mặt hàng xuất khẩu của Mỹ, như nông sản.
Phe ủng hộ các loại thuế quan không chỉ có một số công ty sản xuất thép mà còn cả có cả những đồng minh quan trọng như, Bộ trưởng Bộ Thương mại Wilbur Ross và Đại diện Thương mại Mỹ ông Robert Lighthizer, một cựu luật sư trong ngành thép người trước đây đã từng hứa tự rút lui khỏi các quyết định liên quan đến ngành thép.
Những lý lẽ tán thành và phản đối
Ông Mario Longhi, cựu Giám đốc điều hành của U.S.Steel, nói hồi đầu năm nay rằng hạn chế nhập khẩu thép giá rẻ có thể trả lại việc làm cho 10.000 công nhân thép ở Mỹ.
Theo Cục phân tích kinh tế của Bộ Thương mại Mỹ, ngành công nghiệp thép của Mỹ đã tuyển 147.000 lao động vào năm 2015. Hàng năm, ngành công nghiệp này cần sử dụng khoảng 6,5 triệu lao động.
Các doanh nghiệp sản xuất thép tranh cãi về việc tăng giá thép bằng cách áp thuế lên thép nhập khẩu bởi họ cho rằng cuối cùng bị thiệt vẫn là người tiêu dùng. Người tiêu dùng Mỹ phải trả thêm tiền mỗi ngày cho hàng hóa được làm từ thép như máy cắt cỏ, máy giặt hay lò vi sóng.
Cựu Tổng thống George W.Bush đã áp thuế nhập khẩu lên thép vào năm 2002. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nói rằng hành động này của Mỹ là sai luật. Các nước khác sau đó đã trả đũa lại hoạt động xuất khẩu của Mỹ và buộc ông Bush phải bãi bỏ thuế này.
Nghiên cứu của Nhóm vận động hành lang tự do thương mại và Liên minh hành động thương mại ngành tiêu dùng (CITAC) cho thấy khoảng 200.000 công nhân ở các nhà máy sản xuất của Mỹ mất việc làm do hậu quả của thuế thép năm 2002.
Rủi ro chính trị
Việc chống lại chính sách mới của Tổng thống Trump chứa đựng các rủi ro chính trị và hầu hết các công ty chỉ nói về các nỗ lực vận động hành lang một cách bí mật. Họ đang tiến hành vụ kiện đối với ông Trump và quốc hội nhưng không công khai cho giới truyền thông biết.
Phe phản đối bao gồm cả Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Quốc gia Gary Cohn và Bộ trưởng Nông nghiệp Sonny Perdue. Nhiều công ty cũng đã thúc giục các thành viên của Quốc hội chống lại các loại thuế quan được chính phủ ủng hộ, một số người vận động hành lang nói.
Các đại diện của ngành công nghiệp đầu mỏ Mỹ như ExxonMobil, Shell Oil Company, Chevron và Dow Chemical Company cùng với Hội đồng Chính sách ô tô Mỹ cũng đưa ra nhiều bình luận mạnh mẽ chống lại các loại thuế quan được đề xuất.
Hội đồng Chính sách ô tô Mỹ nói trong một bình luận khác, ngành công nghiệp ô tô của Mỹ và người lao động làm việc ở đây sẽ bất lợi. Những tác động tiêu cực không lường trước được như thế này có thể nhiều hơn những lợi ích mà ngành công nghiệp thép có được.