|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Những diễn biến khiến cả thế giới phải thót tim trong suốt một năm qua

07:00 | 01/06/2018
Chia sẻ
Trong suốt một năm qua, Mỹ và Trung Quốc liên tục có những động thái trả đũa nhau về thương mại. Điều này khiến toàn cầu lo ngại về một cuộc chiến tranh thương mại giữa "hai ông lớn", gây ảnh hưởng tới nền kinh tế thế giới.
chien tranh thuong mai my trung nhung dien bien khien ca the gioi phai thot tim trong suot mot nam qua Trung Quốc sẵn sàng đáp trả tuyên bố áp thuế 25% của Mỹ
chien tranh thuong mai my trung nhung dien bien khien ca the gioi phai thot tim trong suot mot nam qua Sốc: Mỹ tuyên bố áp thuế 25% lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc
chien tranh thuong mai my trung nhung dien bien khien ca the gioi phai thot tim trong suot mot nam qua Trung Quốc ‘phản đòn’ Mỹ: Có thể áp thuế 25% đối với thịt heo nhập khẩu từ Mỹ

Chính quyền Tổng thống Trump khiến cả thế giới phải bất ngờ sau khi tuyên bố áp thuế 25% một số mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 50 tỷ USD, đồng thời hạn chế dòng tiền đầu tư từ Trung Quốc vào ngành công nghệ cao của Mỹ.

Hôm 30/5, Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng trả đũa để bảo vệ lợi ích của nước này nếu Mỹ có những hành động gây hấn chiến tranh thương mại.

Dưới đây là những diễn biến về căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn trong vòng một năm qua.

chien tranh thuong mai my trung nhung dien bien khien ca the gioi phai thot tim trong suot mot nam qua
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Những diễn biến khiến cả thế giới phải thót tim trong suốt một năm qua. Ảnh minh họa

Tháng 4/2017: Tổng thống Trump phát động cuộc điều tra về thép nhập khẩu

Tổng thống Donald Trump, người từng tuyên bố sẽ đem lại việc làm cho người dân Mỹ, đã trực tiếp chỉ đạo Bộ Thương mại điều tra việc thép và nhôm nhập khẩu từ nước ngoài có thể đe dọa an ninh quốc gia.

Tháng 8/2017: Một cuộc điều tra khác hướng tới hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

Tổng thống Trump phát động cuộc điều tra về thâm hụt thương mại với Trung Quốc. Ông yêu cầu Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer điều tra về những hành vi thương mại không bằng của Trung Quốc, đặc biệt nhấn mạnh vào việc ăn cắp sở hữu trí tuệ của Mỹ.

Hãng thông tấn quốc gia Trung Quốc cho rằng lệnh điều tra của Mỹ làm tổn hại đến mối quan hệ thương mại giữa hai nước đồng thời chỉ trích chính quyền ông Trump “theo chủ nghĩa đơn phương và bảo hộ thương mại”.

Tuy nhiên, tất cả những đe dọa của ông Trump mới chỉ mới dừng lại ở lời nói và chưa có hành động cụ thể trong suốt những tháng cuối cùng của năm 2017.

Tháng 1/2018: Lần đầu tiên Mỹ đánh thuế lên pin năng lượng mặt trời và máy giặt

Đây là động thái đầu tiên chống lại Trung Quốc của Mỹ trong năm 2018. Trung Quốc thể hiện “sự thất vọng” trước quyệt định này của Mỹ. Đồng thời nước này cho rằng Mỹ đang làm “môi trường thương mại toàn cầu trở nên tồi tệ hơn”.

Ngày 9/3: Tổng thống Trump áp thuế lên thép và nhôm nhập khẩu

Theo đó, mức thuế áp dụng cho sắt là 25% và 10% đối với nhôm nhập khẩu. Trung Quốc, quốc gia xuất khẩu thép lớn nhất thế giới, coi mức thuế này gây tổn hại nghiêm trọng đối với thương mại quốc tế đồng thời tuyên bố sẽ có những động thái đáp trả mạnh mẽ nếu lệnh thuế này ảnh hưởng tới doanh nghiệp trong nước.

Ngày 2/4: Trung Quốc đáp trả

Bắc Kinh áp mức thuế khoảng 3 tỷ USD đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, trong đó mức thuế 15% áp dụng cho các mặt hàng hoa quả, hạt, rượu vang và thép. Mức thuế 25% được áp dụng cho những mặt hàng khác như nhôm tái chế, thịt heo.

Chính phủ Trung Quốc cho biết lệnh thuế này nhằm mục đích đáp trả trực tiếp quyết định áp thuế nhôm và thép của Mỹ.

Ngày 3 - 4/4: Mỹ và Trung Quốc đồng loạt áp thuế lên các mặt hàng nhập khẩu của nhau trị giá 50 tỷ USD

Chỉ sau chưa đầy 24 giờ kể từ đợt đáp trả đầu tiên của Trung Quốc, Mỹ tuy bố áp thuế 25% đối với 1.300 mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, trị giá khoảng 50 tỷ USD.

Ngay ngày hôm sau Trung Quốc tuyên bố kế hoạch áp thuế 25% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, trị giá 50 tỷ USD.

Ngày 5/4, Tổng thống Trump tuyên bố áp lệnh thuế lên hàng hóa Trung Quốc trị giá 100 tỷ USD.

Tổng thống Trump đe dọa áp lệnh thuế mới lên các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 100 tỷ USD. Ngay sau đó, Trung Quốc cảnh báo “đã tính toán kỹ lưỡng các biện pháp trả đũa”.

Ngày 16 - 17/4: Công ty ZTE (Trung Quốc) và lúa miến (Mỹ) bị đưa vào tầm ngắm

Một lần nữa, mối quan hệ thương mại hai bên thêm căng thẳng sau khi Mỹ cấm công ty viễn thông lớn nhất Trung Quốc ZTE mua linh kiện từ Mỹ trong vòng 7 năm. Ngay sau đó, Trung Quốc áp mức thuế tới 179% đối với cây lúa miến nhập khẩu từ Mỹ với lý do Mỹ đã bán phá giá mặt hàng này.

Đầu tháng 5: Hai nước bắt đầu đàm phán thương mại

Trong khi Nhà Trắng cho biết hai bên đã đàm phán thẳng thắn thì Trung Quốc lại nói rằng một số vấn đề vẫn chưa đạt được sự đồng thuận.

Giữa tháng 5: Hai bên hiểu lầm nhau

Các quan chức Mỹ cho biết Trung Quốc sẽ tăng cường mua hàng hóa từ Mỹ trị giá khoảng 200 tỷ USD nhằm giảm mức thâm hụt thương mại giữa hai nữa. Tuy nhiên, Trung Quốc nhanh chóng bác bỏ thông tin này. Mặc dù vậy, Trung Quốc tuyên bố sẽ bỏ mức thuế cao áp dụng cho lúa miến nhập khẩu từ Mỹ.

Ngày 19/5: Căng thẳng lắng xuống

Trung Quốc và Mỹ tuyên bố tạm ngưng đối trọi nhau. Trong một tuyên bố chung, hai bên cho biết Trung Quốc sẽ tăng cường mua hàng hóa từ Trung Quốc nhưng không tiết lộ số tiền cụ thể là bao nhiêu. Đồng thời, hai bên đồng ý sẽ không đưa thêm mức thuế mới nào nữa.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính Trung Quốc lên kế hoạch cắt giảm thuế nhập khẩu đối với ô tô Mỹ từ 25% xuống còn 10%.

Ngày 29/5: Mỹ áp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 50 tỷ USD

Mỹ bất ngờ tuyên bố áp mức thuế 25% đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 50 tỷ USD đồng thời hạn chế dòng tiền đầu tư vào của nước này vào ngành công nghệ cao của Mỹ. Ngay sau đó, Trung Quốc lên tiếng sẵn sàng trả đũa để bảo vệ lợi ích của nước này.

Xem thêm

Đức Quỳnh

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.