Chỉ số giá lương thực toàn cầu lên cao nhất hơn 2,5 năm trong tháng 7
Nguồn: fao.org |
Số liệu mới nhất chỉ ra, chỉ số giá lương thực toàn cầu tăng gần 10,2% so với cùng kỳ năm ngoái và lên cao nhất kể từ tháng 1/2015.
Nguồn cung bị giới hạn cùng với biến động tiền tệ đã hỗ trợ cho giá ngũ cốc, đường và thực phẩm thiết yếu. Chỉ số giá thịt duy trì ở mức ổn định, trong khi chỉ số giá dầu thực vật giảm dần.
Chỉ số giá ngũ cốc trung bình đạt 162,2 điểm trong tháng 7, tăng gần 5,1% so với tháng 6 và 9,5% so với cùng kỳ năm 2016. Nguyên nhân là nhờ giá lúa mỳ tăng mạnh. Giá lúa mỳ tăng nhiều nhất trong tháng 7, vì thời thiết nóng và khô hạn kéo dài phá ở Bắc Mỹ ảnh hưởng tới vụ mùa mùa xuân. Bên cạnh đó, giá ngô duy trì ổn định, nhờ nhu cầu gia tăng ởTrung Quốc.
Theo FAO, chỉ số giá dầu thực vật trung bình trong tháng 7 giảm 1,1% so với tháng trước xuống 160,4 điểm, mức thấp nhất kể từ tháng 8/2016. Giá dầu cọ giảm vì sản xuất ở Đông Nam Á và nhu cầu nhập khẩu toàn cầu yếu. Ngoài ra, giá dầu đậu nành thế giới tăng, vì thời tiết khô bất thường ở nhiều khu vực ảnh hưởng tới điều kiện gieo trồng đậu nành ở Mỹ. Giá dầu hạt nho và hoa hướng dương cũng được củng cố.
Nguồn: fao.org |
Bên cạnh đó, chỉ số giá thực phẩm thiết yếu trung bình tăng 3,6% từ tháng 6 lên 216,6 điểm trong tháng 7 và 52,2% so với với cùng kỳ năm 2016. Mặc dù vậy, chỉ số này vẫn thấp hơn 21 % so với mức đỉnh lập được hồi tháng 2/2014. Giá bơ, pho mai và sữa bột tăng cao.
Chỉ số giá thịt không đổi so với tháng 6, duy trì ở mức trung bình 175,1 điểm trong tháng 7.
Mặc dù, chỉ số giá đường trung bình tăng 5,2% so với tháng 6 lên 207,5 điểm trong tháng 7, nhưng giảm 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Số liệu này cũng ghi nhận tháng tăng đầu tiên của giá đường kề từ đầu năm.