Chi phí không chính thức đang đè nặng DN, bất cứ động thái tăng thuế nào cũng cần thận trọng
Với sự đốc thúc quyết liệt từ Chính phủ, các cơ quan quản lý lẫn các nhà hoạch định chính sách đặc biệt là Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang nỗ lực cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp bao gồm cả chi phí chính thức và phi chính thức.
Chi phí không chính thức đang đè nặng lên doanh nghiệp. Ảnh minh họa |
Theo ông Đào Huy Giám, Tổng thư ký Diễn đàn Kinh tế Tư nhân cho biết hiện nay cộng đồng doanh nghiệp nói riêng và người dân nói chung đang phải chịu nhiều chi phí không chính thức, chủ yếu do tính không chuyên nghiệp của người quản lý. Ông cho biết có trường hợp mỗi người hướng dẫn doanh nghiệp một kiểu, thậm chí cùng một người nhưng hướng dẫn nhiều kiểu khác nhau khiến doanh nghiệp phải đi lại nhiều lần, tốn thời gian.
“Một số “con sâu” lợi dụng việc doanh nghiệp phải đi lại nhiều lần tranh thủ thu phí”, ông Giám cho hay.
Ông Giám nói thêm từ trước đến nay tồn tại một lại chi phí khác gọi là “tích cực phí”. Nếu cơ quan quản lý làm tốt, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thì hàng quý hoặc hàng tháng doanh nghiệp tự động chuyển một khoản tiền “bồi dưỡng” cho cho các cơ quan này. Ông cho rằng khoản phí trên đã tồn tại lâu năm và không thể xóa bỏ một sớm một chiều do bộ máy Nhà nước hiện nay còn quá lớn và cần phải được cải cách.
Ngay cả đối với chi phí chính thức, ông Vũ Tiến Lộc Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết những khoản phí này của Việt Nam còn cao hơn so với nhiều nước trong khu vực và thế giới. Chi phí thủ tục hành chính nặng nề đồng thời còn khiến doanh nghiệp phải chịu thêm cả chi phí thời gian và chi phí cơ hội vô cùng lớn. Đây là những chi phí vốn không thể đo đêm được.
Trao đổi với phóng viên về việc đề xuất của Bộ Tài chính tăng hàng loạt các loại thuế trong đó có thuế bảo vệ môi trường áp lên xăng dầu có thể khiến chi phí vận tải và hàng loạt chi phí khác của doanh nghiệp có thể tăng mạnh, Ông Lộc cho rằng hiện nay doanh nghiệp đang gặp khó khăn nên bất cứ động thái tăng thuế nào cũng cần thận trọng và kiềm chế.
Theo khảo sát của VCCI, chi phí mà doanh nghiệp phải chịu thời gian gần đây giảm không đáng kể. Muốn cải thiện tình hình, cần phải tạo môi trường minh bạch, cắt giảm thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh xuống mức tối thiểu, tránh tình trạng “cắt 1 nhưng tăng thêm 10”.
Theo ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) nhiều Bộ ngành hiện nay vẫn còn chậm chễ trong việc cắt giảm điều kiện kinh doanh. Thậm chí, trong Nghị định 27/2018 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng, Bộ Thông tin và Truyền thông cắt đơn giản hóa 11 điều kiện kinh doanh nhưng lại bổ sung thêm 115 điều kiện.
“Việc cắt giảm phải thực chất, tránh tình trạng biến tướng”, ông Lộc nhấn mạnh.
Mục tiêu cắt giảm 50% điều kiện kinh doanh có đạt được trong năm 2018? |
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/