CEO quỹ PXP: Nếu trở thành thị trường mới nổi, TTCK Việt Nam có thể thu hút hàng nghìn tỷ USD
Đại diện hai quỹ nước ngoài là ông Dominic Scriven Chủ tịch quỹ Dragon Capital và ông Kevin Snowball (Tổng giám đốc kiêm giám đốc đầu tư quỹ PXP Vietnam Asset Management) đã có nhận định về TTCK Việt Nam tại Hội nghị Bloomberg Asean Summit 2016Bloomberg: TTCK VN năm nay tăng 13%, diễn biến trong vòng 5 năm qua nhìn chung rất tốt. Theo các ông chúng ta nên đầu tư vào đâu?
Ông Kevin Snowball: Thị trường đang phát triển tốt với quá trình thoái vốn nhà nước và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. VN đang muốn trở thành thị trường mới nổi để thu hút thêm các nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, hạn chế sở hữu nước ngoài đang ngăn cản điều đó đúng không thưa ông?
Ông Kevin Snowball: Gần đây, dòng tiền lớn rời khỏi VN vì không tăng được sở hữu. Các nhà đầu tư lớn thường tập trung vào các cổ phiếu tốt. Tuy nhiên, chính phủ đã ban hành chính sách nới room để khắc phục vấn đề này. Nếu thị trường VN không phát triển theo hướng chúng tôi mong muốn, chúng tôi sẽ rời khỏi đây.
Ông Dominic Scriven: VN cần những thể chế mới. Ở VN, ai muốn làm gì đó, họ tốn nhiều thời gian với thuế, với giấy tờ. Bên cạnh đó, vấn đề nợ công và dự trữ ngoại tệ đang tác động tới tâm lý thị trường. Nhưng nhìn chung, tình hình hiện nay đang có lợi cho các nhà đầu tư, điển hình như môi trường lãi suất thấp.
Ông Dominic Scriven
Theo các ông văn hóa đầu tư tại VN có thiên về các nhà đầu tư nhỏ lẻ như tại TQ không?
Ông Dominic Scriven: Sẽ phải chờ để có thể đầu tư như tại các nước phát triển. Vấn đề dân số đang ảnh hưởng tới thị trường.
VN đang muốn mở rộng thị trường lên gấp đôi, vậy các nhà đầu tư phải làm sao?
Ông Dominic Scriven: Các công ty trên thị trường đều có vốn hóa khá nhỏ, các ngân hàng chỉ cung cấp tín dụng ngắn hạn (< 3 tháng). Do đó, việc xây dựng hạ tầng cơ sở gặp nhiều khó khăn. Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn để chuyển dòng vốn từ ngắn hạn sang dài hạn. Thị trường cho vay cần các tổ chức lớn đứng ra để đảm bảo dòng tiền.
Nếu nới room, ngân hàng có được hưởng lợi hay không?
Ông Kevin Snowball: Nếu nới room, những rủi ro về tín dụng sẽ được giải quyết. Theo tôi, các nhà đầu tư có thể tiếp cận nhiều hơn tới các doanh nghiệp, nguồn vốn sẽ tăng mạnh. Nếu chờ các tổ chức đầu tư trong nước, sẽ cần một thời gian dài nữa. Khoảng cuối năm 2017, Việt Nam sẽ được xếp vào hạng thị trường mới nổi. Hệ thống đầu tư phức tạp và tồn tại những mâu thuẫn với luật đầu tư nước ngoài nên một số công ty đã rút vốn và chuyển sang Pakistan – nơi mới sửa đổi quy chế về sở hữu nước ngoài. Nhiều công ty lo ngại bị các NĐT nước ngoài thâu tóm.
Thanh khoản cũng đang bị hạn chế bởi sở hữu nước ngoài. Vấn đề quản trị doanh nghiệp cũng có vấn đề. Vậy tại sao vẫn có doanh nghiệp tham gia thị trường?
Ông Kevin Snowball: Tăng trưởng thị trường VN rất tốt. Vấn đề quản trị diễn ra khắp nơi trên thế giới. Như công ty Sữa Việt Nam VNM được quản lý rất tốt, chúng tôi đang tìm cách đầu tư vào công ty này. Chúng tôi hiểu biết thị trường, có kinh nghiệm lâu năm và hy vọng sẽ đóng góp vào việc phát triển thị trường VN.
Ông Dominic Scriven: VN đổi mới được 30 năm, trong thời gian đó có tới 3 cuộc khủng hoảng. TTVN đã phục hồi và học hỏi được nhiều từ tấm gương của các quốc gia khác như Brazil. Các cuộc cải cách mạnh mẽ đã, đang và sẽ diễn ra.
Với những vấn đề không thể dự báo trước như chiến thắng của ông Donald Trump, VN – nước phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu – sẽ bị ảnh hưởng thế nào?
Ông Dominic Scriven: VN là một thị trường sơ khởi và đang có những thay đổi. Thương mại sụt giảm khắp nơi nhưng VN vẫn đang tăng trưởng với tính cạnh tranh cao, qua đó thu hút nhiều đầu tư nước ngoài. Sự sụp đổ của TPP là tin buồn với Việt Nam bởi VN có thể học được rất nhiều từ các quốc gia khác. Người dân VN rất mạnh mẽ.
Ông Kevin Snowball: Thế giới đang tăng trưởng giảm tốc trong khi VN đang bứt tốc. Thương mại chuyển từ thâm hụt sang thặng dư. Chi tiêu tiêu dùng liên tục tăng. Điều này cho thấy sự phát triển bền vững của VN vẫn sẽ tiếp diễn dù tình hình vĩ mô ra sao.
Biến động tại Thái Lan có ảnh hưởng tới VN hay không?
Ông Kevin Snowball: Thái Lan đầu tư rất nhiều vào VN như siêu thị, bia, sữa, vv. Đây là thị trường được các nhà đầu tư Thái nhắm tới bởi sự tương đồng văn hóa. Do đó, sự ảnh hưởng của chính trị Thái Lan là không nhiều.
VN là một thành viên của ASEAN, TQ đang tìm cách bành trướng thông qua RCEP. Điều này ảnh hưởng thế nào tới VN?
Ông Dominic Scriven: Tôi biết thương mại ASEAN vẫn thực hiện tốt trong vài năm qua. Các nhà lãnh đạo tin rằng họ cần tập hợp lại để trở nên mạnh mẽ hơn. Thương mại VN-TQ tồn tại hàng nghìn năm nay. VN xuất khẩu nguyên liệu sang TQ rồi nhập máy móc, vật liệu để phục vụ quá trình công nghiệp hóa.
Ông Kevin Snowball: VN xuất khẩu nguyên liệu thô và nhập thành phẩm. Đây là thương mại trên cơ sở cùng có lợi.
2 ông dự báo TTCK VN năm 2017 và trong 5 năm tới sẽ ra sao?
Ông Dominic Scriven: TTCK Việt Nam từng rơi từ 1.170 điểm xuống 270 điểm. Theo tôi, tăng trưởng TTCK sẽ cao hơn tăng trưởng GDP, có thể đạt 10-20%/năm.
Ông Kevin Snowball: Với ASEAN, tốc độ này sẽ vào khoảng 20%, tùy thuộc điều kiện từng quốc gia. Theo tôi, tốc độ tăng trưởng của TTCK VN sẽ đạt trên 20% nếu mở cửa hơn nữa. Thậm chí có thể quay về thời kỳ hoàng kim 2006-2007. Nếu trở thành thị trường mới nổi, TTCKVN có thể thu hút được hàng nghìn tỷ USD.
Xin cảm ơn ông.