|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 ngày 27/9: Siêu thị tại Anh hạn chế tình trạng mua hàng tràn lan

09:33 | 27/09/2020
Chia sẻ
Tính đến 7h sáng nay 27/9, thế giới đã vượt mốc 33 triệu ca nhiễm COVID-19. Làn sóng nhiễm mới đang bùng lên khắp châu Âu. Việt Nam không ghi nhận thêm ca nhiễm.

Tình hình dịch COVID-19 ở Việt Nam

Xem thêm: Cập nhật tình hình dịch COVID-19 ngày 28/9

Theo cập nhật từ Bộ Y tế, sáng nay (27/9) không có ca mắc mới COVID-19. Như vậy, đã 25 ngày, Việt Nam không có ca mắc mới ở cộng đồng. Tổng số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam là 1.069 trường hợp.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách li) là 16.829.

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 ngày 26/9: Bang Mỹ gỡ bỏ hoàn toàn hạn chế với cơ sở kinh doanh - Ảnh 1.

Hình minh họa. (Ảnh: Suckhoedoisong).

Về tình hình điều trị, theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đến thời điểm này, nước ta đã chữa khỏi cho 999/1.069 ca mắc.

Trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2 là 4 ca; Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2 là 5 ca, số ca âm tính lần 3 là 13 ca. Hiện không còn trường hợp bệnh nhân COVID-19 nào nặng. Đến thời điểm này số ca tử vong ở nước ta là 35 ca.

Tình hình dịch COVID-19 trên thế giới

Theo cập nhật từ trang Worldometers, tính đến 7h sáng nay 27/9, toàn thế giới có tổng cộng hơn 33,03 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có 998.147 người tử vong và 24,38 triệu bệnh nhân phục hồi (đạt 73,7%).

Đến nay, 215 quốc gia và vùng lãnh thổ (trong đó có hai tàu du lịch) trên toàn cầu xác nhận trường hợp mắc COVID-19.

WHO cảnh báo số người chết vì COVID-19 có thể tăng gấp đôi lên hai triệu nếu các biện pháp chống dịch không được duy trì, khi ca nhiễm ở châu Âu tăng mạnh, theo AFP.

Làn sóng nhiễm mới đang bùng lên khắp châu Âu, Phần Lan và Pháp ghi nhận các con số kỉ lục mới. Số ca nhiễm theo ngày của Pháp lần đầu vọt lên 16.000, dấu hiệu rõ ràng cho thấy COVID-19 đang hồi sinh trong bối cảnh chính phủ Pháp đối mặt với sự phản đối của ngành khách sạn khi chuẩn bị đưa ra qui định hạn chế mới áp dụng từ tối 27/9.

Các quán bar ở thủ đô Paris và một loạt thành phố khác không bị đóng cửa hoàn toàn nhưng sẽ bị cắt giờ làm việc.

Tại nước Anh, các nhà chức trách công bố mở rộng lệnh hạn chế tới 1/4 dân số đất nước, trong khi hai chuỗi siêu thị cho hay đang giới hạn lượng mua hàng hóa nhất định để kiềm chế tình trạng mua hàng tràn lan vì hoảng loạn.

Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, đã ghi nhận hơn 7,28 triệu ca nhiễm COVID-19, (chiếm hơn 1/5 tổng số ca nhiễm toàn cầu dù chỉ chiếm 4% dân số thế giới), sau khi ghi nhận thêm 41.175 ca trong 24 giờ qua. Đồng thời, số ca tử vong do COVID-19 cũng tăng thêm 717 ca, nâng tổng số lên 209.157. Tổng số người phục hồi là hơn 4,51 triệu người (tỉ lệ phục hồi đạt 61,9%).

Số ca nhiễm mới hàng ngày tại Mỹ trong một tuần qua có dấu hiệu tăng trở lại.

Các điểm nóng về COVID-19 ở Mỹ vẫn báo cáo số ca nhiễm mới cao, với 2.192 ca ở California, 1.883 ca ở Texas, và 2.795 ca ở Florida, Georgia ghi nhận thêm 1.359 ca, Illinois 2.441 ca.

Ấn Độ là nước đứng thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ và dẫn đầu châu Á về tổng số ca mắc COVID-19 với 5,99 triệu ca nhiễm và 94.533 ca tử vong, tăng lần lượt 88.942 và 1.123 so với ngày hôm trước. Tỉ lệ phục hồi đạt 82,3% với tổng 4,93 triệu người đã khỏi bệnh.

Ấn Độ tiếp tục chứng kiến số bệnh nhân COVID-19 mới mỗi ngày ở mức cao chưa từng thấy từ đầu mùa dịch. Số ca nhiễm mới và tử vong trong một ngày qua của nước này cao nhất thế giới. Ấn Độ hiện xếp thứ 3 về tổng số người tử vong vì COVID-19, chỉ thấp hơn Mỹ, Brazil.

Brazil là nước chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi COVID-19 ở khu vực Mỹ Latinh và là ổ dịch lớn thứ ba trên thế giới. Giới chức ghi nhận thêm số ca nhiễm mới và ca tử vong do COVID-19 lần lượt là 25.536 và 732 ca trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lần lượt là hơn 4,71 triệu và 141.441 người. Trong đó tổng số ca phục hồi là hơn 4,05 triệu, tỉ lệ phục hồi đạt 85,9%.

Số ca nhiễm mới báo cáo mỗi ngày tại nước này đang có xu hướng giảm. Giới chuyên gia Brazil nhận định rằng các mô hình cho thấy nước này đã qua đỉnh dịch.

Nga, vùng dịch lớn thứ 4 trên thế giới, ghi nhận thêm 7.523 ca mắc và 169 ca tử vong do COVID-19. Tổng số ca mắc bệnh tại Nga hiện tại là hơn 1,14 triệu trường hợp, trong đó 20.225 trường hợp tử vong, và 940.150 người hồi phục (đạt 82,4%). Số ca nhiễm mới tại Nga có tăng nhẹ, đây là ngày thứ hai liên tiếp nước này ghi nhận hơn 7000 ca/ngày kể từ hôm 25/6.

Peru là nước có ca nhiễm COVID-19 cao thứ 6 thế giới, với tổng số ca nhiễm bệnh là 794.584 ca, trong đó có 32.037 ca tử vong, và 650.948 người hồi phục (81,9%).

Nước này vẫn đang phải đối đầu với sóng lây nhiễm COVID-19 thứ hai, mặc dù số ca nhiễm mới gần đây có giảm nhẹ.

Tây Ban Nha hôm nay đã vượt Mexico trở thành vùng dịch lớn thứ 7 thế giới. Nước này hiện đã ghi nhận 735.198 ca nhiễm, trong đó có 31.232 ca tử vong, và cũng đang trải qua sóng lây nhiễm thứ hai nghiêm trọng hơn đợt một hồi tháng 3.

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 ngày 27/9: Siêu thị tại Anh kiềm chế tình trạng mua hàng tràn lan vì hoảng loạn của người dân - Ảnh 2.

Tượng "siêu nhân viên y tế" cao 6m tại Madrid bày tỏ lòng biết ơn tới những người đã chiến đấu chống COVID-19. (Ảnh: AFP).

Theo AFP, chính quyền Tây Ban Nha đã mở rộng lệnh phong tỏa bên trong và xung quanh thành phố Madrid, áp dụng lên một triệu người.

Cơ quan y tế Madrid cho hay lệnh mới cấm hàng chục nghìn người dân rời khỏi địa bàn sinh sống, ngoài 850.000 người đang sống dưới qui định hạn chế tương tự và sẽ có hiệu lực từ 28/9.

Mexico là vùng dịch lớn thứ 8 thế giới, với tổng số ca nhiễm bệnh là 720.858 ca, trong đó có 75.844 ca tử vong - cao thứ tư thế giới, và 518.204 người hồi phục (71,8%).

Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) hôm nay cho biết nước này ghi nhận thêm 15 ca nhiễm mới (đều là ca ngoại nhập), và không có thêm ca tử vong nào do COVID-19. Như vậy nước này đã 41 ngày không ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng.

Hiện Trung Quốc có tổng cộng 85.337 ca nhiễm, trong đó có 4.634 ca tử vong và 80.536 (94,3%) bệnh nhân được chữa khỏi. Đại dịch đã được kiểm soát ở hầu khắp Trung Quốc.

Reuters dẫn lời một quan chức y tế Trung Quốc cho biết WHO ủng hộ chiến dịch tiêm vắc xin khẩn cấp của Trung Quốc dù các thử nghiệm lâm sàng chưa hoàn tất.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) thông báo nước này ghi nhận 61 ca mắc mới, trong đó có 49 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca mắc COVID-19 ở nước này lên 23.516 ca, trong đó có 399 trường hợp tử vong và 21.166 người đã hồi phục (90,0%).

Các ca nhiễm COVID-19 mới đang trên đà tăng chậm lại nhờ các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơ. Số ca nhiễm mơi trong 1 ngày qua đã giảm xuống mức 2 con số sau 3 ngày liên tiếp ở mức 3 con số, theo Yonhap.

Các bệnh nhân COVID-19 mới phần lớn ghi nhận từ các nơi làm việc, viện dưỡng lão, nhà thờ và trung tâm chăm sóc ở khu vực Seoul và các tỉnh lân cận.

Như Ý

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.