|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Các 'ông lớn' thương mại điện tử Trung Quốc nếm mùi 'chua chát' sau nhiều năm tăng trưởng

07:30 | 07/09/2022
Chia sẻ
Người tiêu dùng Trung Quốc đang tích cực cắt giảm chi tiêu trong bối cảnh tình hình kinh tế đi xuống. Điều này kìm hãm đà tăng trưởng của nhiều công ty thương mại điện tử (TMĐT) của quốc gia này.

 

 Bán lẻ Trung Quốc chững lại vì các yếu tố vĩ mô không thuận lợi. (Ảnh: WSJ).

Theo WSJ, tình hình kinh tế vĩ mô kém thuận lợi khiến người tiêu dùng Trung Quốc "thắt lưng buộc bụng" và kéo theo sự sụt giảm mạnh về doanh thu của các ông lớn thương mại điện tử.

Trong quý II/2022, Alibaba ghi nhận đợt sụt giảm doanh thu lần đầu tiên, trong khi đó JD.com chứng kiến giai đoạn tăng trưởng chậm nhất trong lịch sử, sau khi các lệnh phong toả và các hình thức kiểm soát COVID-19 khác ở Trung Quốc làm gián đoạn chuỗi cung ứng.

Các nhà phân tích kỳ vọng tình hình kinh doanh của các sàn TMĐT sẽ sáng sủa hơn trong quý này song vẫn còn nhiều yếu tố bất định khi Trung Quốc vẫn kiên quyết thực hiện chính sách “zero-COVID”.

Với quy mô tiêu dùng trực tuyến 6,1 nghìn tỷ USD vào năm 2021, Trung Quốc là thị trường TMĐT lớn nhất thế giới. Đại dịch thúc đẩy sự phát triển của ngành này song tốc độ dường như đang chậm lại. Insider Intelligence dự đoán doanh số TMĐT ở Trung Quốc sẽ chỉ tăng 9,1% vào năm 2022, mức tăng chậm nhất kể từ năm 2009 và chậm hơn so với mức tăng dự đoán của Mỹ là 9,4%.

Alibaba ghi nhận giảm doanh thu (0,1%) trong quý II/2022 lần đầu tiên kể từ khi nó thực hiện IPO vào năm 2014, phần lớn do kinh doanh tại thị trường Trung Quốc ghi nhận mức giảm 1%.

Trong một cuộc trao đổi với các nhà phân tích hồi tháng 8, Daniel Zhang, CEO Alibaba, cho rằng các lệnh hạn chế do COVID-19 đã làm ảnh hưởng đến doanh số bán hàng trên các sàn TMĐT chính của Alibaba là Taobao và Tmall.

“Mặc dù chúng tôi đang thấy các dấu hiệu phục hồi trong nhu cầu tiêu dùng, tôi nghĩ vẫn cần thời gian để niềm tin người tiêu dùng thực sự quay trở lại”, ông Zhang chia sẻ.

Đối thủ của Alibaba, JD.com, cũng ghi nhận đợt tăng trưởng doanh thu chậm nhất (5,4%) trong quý II/2022 kể từ khi trở thành công ty đại chúng vào năm 2014.

Ngoại lệ duy nhất là Pinduoduo Inc, sàn TMĐT chuyên bán đồ giảm giá. Doanh thu của Pinduoduo Inc tăng 36% khi người tiêu dùng muốn tìm kiếm các cơ hội mua sắm tốt hơn do kinh tế đi xuống. Dù vậy, doanh thu 4,7 tỷ USD của Pinduoduo Inc vẫn mới chỉ tương đương khoảng 15% những gì Alibaba có được. Pinduoduo Inc thừa nhận việc giảm giá sâu đang phát huy tác dụng trong việc thu hút khách hàng.

Người tiêu dùng Trung Quốc lúc này đang phải đối mặt với vấn đề tiền lương tăng chậm, tỷ lệ thất nghiệp cao và lạm phát. Trong quý II/2022, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với mức độ chậm nhất trong 2 năm qua.

Mặc dù doanh thu bán lẻ của Trung Quốc đã tăng trở lại từ đầu năm nay, tốc độ tăng trưởng vẫn thấp hơn tốc độ tiền đại dịch, ở mức 2,7% vào tháng 7 và 3,1% vào tháng 6, so với cùng kỳ năm trước. Trong gần 2 thập niên, doanh số bán lẻ Trung Quốc luôn tăng với tốc độ trung bình 12% mỗi tháng.

Các nhà kinh tế học kỳ vọng chi cho tiêu dùng ở Trung Quốc vẫn chưa diễn biến tích cực vì các gói kích thích vẫn chỉ đang nhắm đến chi cho hạ tầng. Trong khi đó, chính sách Zero-Covid vẫn chưa được nới lỏng.

Dù vậy, TMĐT vẫn có kết quả tốt hơn so với bán lẻ truyền thống. Dữ liệu cho thấy mặc dù sụt giảm trogn tháng 4, doanh số bán hàng trực tuyến tăng 11% trong quý II năm nay.

Ma Enbiao, một công dân Thượng Hải 36 tuổi, nói rằng gia đình anh đang tiếp kiệm nhiều hơn và tích trữ lương thực cho tương lai có nhiều yếu tố bất định. Trung tâm tài chính này trải qua 2 tháng phong toả vào mùa xuân năm nay khiến nhiều người gặp khó khăn trong việc mua nhu yếu phẩm.

Ma, mặc dù yêu thích các thiết bị máy ảnh và nhà thông minh, cho biết anh không mua bất kỳ thiết bị điện tử nào trogn năm nay và đang ra ngoài ăn ít hơn. “Tôi đang “hạ cấp” lối sống của mình”, anh chia sẻ.

Khi người tiêu dùng có tâm lý chuẩn bị cho các đợt phong toả mới, tăng trưởng mua sắm trực tuyến đối với các mặt hàng gia dùng và thực phẩm vượt qua các mặt hàng may mặc. Dù vật, tốc độ tăng trưởng vẫn chậm hơn so với năm ngoái. Ngành hàng tăng trưởng nhanh nhất của JD.com là siêu thị ghi nhận tăng trưởng đơn hàng hơn 25% trong quý II so với cùng kỳ năm ngoái.

Để kích thích tiêu dùng, tuần trước, chính phủ Thượng Hải đã phân phối 200 triệu nhân dân tệ (29 triệu USD) giá trị chiết khấu trên các kênh số. Anh Ma nhận được 3 phiếu chiết khấu với giá trị 100 nhân dân tệ. Anh dùng tất cả để mua đồ ăn và nhu yếu phẩm.

Bên cạnh thực phần và đồ thiết yếu, người Trung Quốc cũng chi tiêu nhiều hơn cho chăm sóc cá nhân, chăm sóc thú cứng, hoạt động ngoài trừ và sắm sửa nhà cửa.

Trên các nền tảng của Alibaba, doanh số ngành hàng thời trang và phụ kiện chịu ảnh hưởng nặng nề trong quý II năm nay. Thay vào đó, nhu cầu cho ngành hàng chăm sóc sức khoẻ, thú cưng và hoạt động ngoài trời tăng mạnh.

JD.com cũng ghi nhận tăng trưởng 2 con số ở các mảng sức khoẻ và thể dục thể thao trong quý II/2022. Dù vậy, nhu cầu ngành hàng điện tử gần như đi ngang.

Fitch Ratings ước tính doanh số TMĐT sẽ chism 29% tổng doanh số bán lẻ ở Trung Quốc trong năm 2022. Dù vậy, tăng trưởng có thể sẽ chậm lại khi quốc gia này nới lỏng các lệnh hạn chế vì dịch bệnh và người dùng trở lại các hình thức mua sắm trực tiếp nhiều hơn.

Mặc dù nhiều yếu tố bất định trong ngắn hạn, Xu Lei, CEO JD.com, cho biết trong dài hạn, thị tường tiêu dùng ở Trung Quốc vẫn mạnh mẽ. “Khi thoát ra khỏi các đợt điều chỉnh theo chu kỳ, chúng tôi kỳ vọng sẽ thấy đà phục hồi mạnh mẽ”, ông Xu nói với các nhà phân tích.

Nam Khánh

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.