|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Các nhà máy lọc dầu ở châu Âu có nguy cơ đóng cửa

16:35 | 05/07/2020
Chia sẻ
Cú sụp đổ nhu cầu dầu do tác động của đại dịch COVID-19 đang áp đặt mối đe dọa sống còn đối với nhiều nhà máy lọc dầu già cỗi ở châu Âu. Theo Công ty tư vấn thị trường năng lượng Wood Mackenzie, 9% công suất lọc dầu ở châu Âu, tương đương 1,4 triệu thùng/ngày, đang có nguy cơ phải dừng hoặc thu hẹp hoạt động trong giai đoạn 2022-2023.

Ngay cả trước khi dịch Covid-19 ập đến, khiến nhu cầu dầu toàn cầu giảm đến 20% vào thời điểm cao trào, giới phân tích dự báo công suất lọc dầu toàn cầu, đặc biệt là ở châu Âu, cần phải trải qua tiến trình hợp lý hóa, tức phải tổ chức lại bao gồm cả việc đóng cửa, thu hẹp công suất, sáp nhập.

Các nhà máy lọc dầu ở châu Âu có nguy cơ đóng cửa - Ảnh 1.

Một nhà máy lọc dầu của Total ở Donges, Pháp. Ảnh: Reuters

Trong thư gửi cho khách hàng mới đây, Wood Mackenzie liệt kê ra 11 nhà máy lọc dầu ở châu Âu có nguy cơ như vậy bao gồm nhà máy lọc dầu BP Rotterdam của Tập đoàn BP ở Rotterdam (Hà Lan) với công suất 337.000 thùng/ngày, nhà máy lọc dầu Grandpuits của Tập đoàn Total ở Pháp (102.000 thùng/ngày) và nhà máy lọc dầu Grangemouth của Công ty Petroineos ở Scotland (200.000 thùng/ngày).

Tuần trước, Công ty giao dịch hàng hóa năng lượng Gunvor (Thụy Sĩ) cho biết đang cân nhắc tạm dừng hoạt động nhà máy lọc dầu Gunvor Petroleum Antwerp (GPA) của công ty này Antwerp, Bỉ vì đang thua lỗ.

Người phát ngôn của Gunvor nói cho dù nhu cầu dầu quay trở lại mức trước đại địch, thì cũng mất rất nhiều thời gian để giải phóng các sản phẩm dầu đang tồn kho lớn trên toàn cầu, đặc biệt là diesel, sản phẩm chính của GPA.

Ngân hàng Goldman Sachs dự báo tỉ lệ sử dụng công suất lọc dầu toàn cầu trong giai đoạn 2021-2024 sẽ thấp hơn 3% so với năm 2019, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt và rốt cục khiến một số nhà máy lọc dầu ở các thị trường phát triển phải đóng cửa vĩnh viễn.

Ngân hàng này cũng dự báo công suất lọc dầu mới trên toàn cầu sẽ tăng thêm 6 triệu thùng/ngày trong năm năm tới và điều này càng làm gia tăng rủi ro dư thừa công suất. Ngành công nghiệp lọc dầu ở châu Âu đã trải qua vài làn sóng hợp lý hóa, mà mới đây nhất là trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009.

Trong một báo cáo hồi tháng 4, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) nhận định: “Tình trạng công suất dư thừa giờ đây đang phủ bóng lên ngành công nghiệp lọc dầu, đe dọa triển vọng của các nhà máy lọc dầu cũ kỹ và dễ tổn thương”.

Sự phản đối của các nghiệp đoàn khiến quyết định đóng cửa các nhà máy lọc dầu ở nhiều nước châu Âu trở nên khó khăn hơn. Total và Eni, hai trong số những tập đoàn dầu khí đang sở hữu công suất lọc dầu lớn nhất châu Âu, đã xoay sở giảm bớt công suất lọc dầu trong thập kỷ qua và cải tạo số nhà máy lọc dầu thành các nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học.

Năm ngoái, Total đã chuyển đổi nhà máy lọc dầu La Mede ở Pháp thành nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học. Giờ đây, tập đoàn này cang cân nhắc chuyển đổi một cơ sở lọc dầu thứ hai, cũng ở Pháp, sang hoạt động sản xuất nhiên liệu sinh học.

Các nhà máy lọc dầu của Mỹ, Nhật Bản và môt số nhà máy lọc dầu cũ kỹ ở châu Á cũng đang chịu áp lực. “Ở bờ đông nước Mỹ, các nhà máy lọc dầu chuyên xử lý các loại dầu thô ngọt nhẹ có thể gặp khó khăn”, Kevin Waguespack, nhà tư vấn ngành lọc dầu ở Công ty tư vấn Baker & O'Brien, nói.

Các nhà máy lọc dầu ở châu Âu có nguy cơ đóng cửa - Ảnh 2.

Nhà máy lọc dầu Altona của Exxon Mobil ở bang Victoria, Úc có nguy cơ đóng cửa nếu không được chính phủ Úc hỗ trợ. Ảnh: Reuters

Alan Gelder, Phó Chủ tịch phụ trách các thị trường dầu, lọc dầu và hóa chất ở Công ty Wood Mackenzie, cảnh báo: “Đến năm 2023, sẽ có đến 2/3 nhà máy lọc dầu ở châu Âu không có lợi nhuận hoặc thua lỗ”.

Trong khi đó, nếu chính phủ Úc không cam kết can thiệp hỗ trợ hồi tháng trước , ít nhất, một trong bốn nhà máy lọc dầu ở nước này có thể đóng cửa do đại dịch làm giảm nhu cầu các sản phẩm lọc dầu.

Bốn nhà máy lọc dầu này có công suất tổng cộng 464.000 thùng/ngày,  thuộc sở hữu của BP, Exxon Mobil, Ampol và Viva Energy. Nhà máy lọc dầu Altona của Exxon Mobil ở bang Victoria có nguy cơ đóng cửa lớn nhất vì có tuổi đời cao nhất.

Đại dịch Covid-19 tác động nặng nề đến hoạt động kinh doanh của các công ty này đúng lúc họ họ đang đối mặt với quyết định có nên đầu tư tổng cộng 690 triệu đô la Mỹ để nâng cấp nhà máy để sản xuất nhiên liệu với hàm lượng lưu huỳnh thấp hay không. 

Các phương án mà chính phủ Úc đang cân nhắc hỗ trợ ngành công nghiệp lọc dầu ở nước này là trợ cấp trực tiếp để giúp nâng cấp các nhà máy hoặc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt.

“Các nhà máy lọc dầu có sức cạnh tranh kém ở châu Âu đã gặp khó khăn từ lâu và đối với họ, đại dịch Covid-19 giống như đóng thêm một chiếc đinh vào cỗ quan tài. Ngay trước khi dịch bệnh ập đến, các quy định mới của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) gây bất lợi cho một số nhà máy lọc dầu vốn sản xuất rất nhiều dầu nhiên liệu (dầu nặng) có hàm lượng hưu huỳnh cao, không thể nâng cấp vì chi phí lớn ”, John Auers, nhà phân tích ngành lọc dầu ở Công ty tư vấn Turner, Mason & Co, nhận xét.

Các quy định mới của IMO có hiệu lực hồi đầu năm nay yêu cầu các tàu biển chở hàng phải sử dụng nhiên liệu với hàm lượng lưu huỳnh tối đa 0,5%, thay vì các loại dầu nặng có hàm lượng hưu huỳnh 3,5% trừ phi chúng được trang bị thiết bị lọc lưu huỳnh và giữ lại trên tàu.

Các nhà máy lọc dầu ở châu Âu có nguy cơ đóng cửa
Lê Linh
Chủ Nhật,  5/7/2020, 07:43 

Các nhà máy lọc dầu ở châu Âu có nguy cơ đóng cửa

Lê Linh

(TBKTSG Online) - Cú sụp đổ nhu cầu dầu do tác động của đại dịch Covid-19 đang áp đặt mối đe dọa sống còn đối với nhiều nhà máy lọc dầu già cỗi ở châu Âu. Theo Công ty tư vấn thị trường năng lượng Wood Mackenzie, 9% công suất lọc dầu ở châu Âu, tương đương 1,4 triệu thùng/ngày, đang có nguy cơ phải dừng hoặc thu hẹp hoạt động trong giai đoạn 2022-2023.

Ngay cả trước khi dịch Covid-19 ập đến, khiến nhu cầu dầu toàn cầu giảm đến 20% vào thời điểm cao trào, giới phân tích dự báo công suất lọc dầu toàn cầu, đặc biệt là ở châu Âu, cần phải trải qua tiến trình hợp lý hóa, tức phải tổ chức lại bao gồm cả việc đóng cửa, thu hẹp công suất, sáp nhập.

Các nhà máy lọc dầu ở châu Âu có nguy cơ đóng cửa - Ảnh 3.

Một nhà máy lọc dầu của Total ở Donges, Pháp. Ảnh: Reuters

Trong thư gửi cho khách hàng mới đây, Wood Mackenzie liệt kê ra 11 nhà máy lọc dầu ở châu Âu có nguy cơ như vậy bao gồm nhà máy lọc dầu BP Rotterdam của Tập đoàn BP ở Rotterdam (Hà Lan) với công suất 337.000 thùng/ngày, nhà máy lọc dầu Grandpuits của Tập đoàn Total ở Pháp (102.000 thùng/ngày) và nhà máy lọc dầu Grangemouth của Công ty Petroineos ở Scotland (200.000 thùng/ngày).

Tuần trước, Công ty giao dịch hàng hóa năng lượng Gunvor (Thụy Sĩ) cho biết đang cân nhắc tạm dừng hoạt động nhà máy lọc dầu Gunvor Petroleum Antwerp (GPA) của công ty này Antwerp, Bỉ vì đang thua lỗ.

Người phát ngôn của Gunvor nói cho dù nhu cầu dầu quay trở lại mức trước đại địch, thì cũng mất rất nhiều thời gian để giải phóng các sản phẩm dầu đang tồn kho lớn trên toàn cầu, đặc biệt là diesel, sản phẩm chính của GPA.

Ngân hàng Goldman Sachs dự báo tỉ lệ sử dụng công suất lọc dầu toàn cầu trong giai đoạn 2021-2024 sẽ thấp hơn 3% so với năm 2019, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt và rốt cục khiến một số nhà máy lọc dầu ở các thị trường phát triển phải đóng cửa vĩnh viễn.

Ngân hàng này cũng dự báo công suất lọc dầu mới trên toàn cầu sẽ tăng thêm 6 triệu thùng/ngày trong năm năm tới và điều này càng làm gia tăng rủi ro dư thừa công suất. Ngành công nghiệp lọc dầu ở châu Âu đã trải qua vài làn sóng hợp lý hóa, mà mới đây nhất là trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009.

Trong một báo cáo hồi tháng 4, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) nhận định: “Tình trạng công suất dư thừa giờ đây đang phủ bóng lên ngành công nghiệp lọc dầu, đe dọa triển vọng của các nhà máy lọc dầu cũ kỹ và dễ tổn thương”.

Sự phản đối của các nghiệp đoàn khiến quyết định đóng cửa các nhà máy lọc dầu ở nhiều nước châu Âu trở nên khó khăn hơn. Total và Eni, hai trong số những tập đoàn dầu khí đang sở hữu công suất lọc dầu lớn nhất châu Âu, đã xoay sở giảm bớt công suất lọc dầu trong thập kỷ qua và cải tạo số nhà máy lọc dầu thành các nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học.

Năm ngoái, Total đã chuyển đổi nhà máy lọc dầu La Mede ở Pháp thành nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học. Giờ đây, tập đoàn này cang cân nhắc chuyển đổi một cơ sở lọc dầu thứ hai, cũng ở Pháp, sang hoạt động sản xuất nhiên liệu sinh học.

Các nhà máy lọc dầu của Mỹ, Nhật Bản và môt số nhà máy lọc dầu cũ kỹ ở châu Á cũng đang chịu áp lực. “Ở bờ đông nước Mỹ, các nhà máy lọc dầu chuyên xử lý các loại dầu thô ngọt nhẹ có thể gặp khó khăn”, Kevin Waguespack, nhà tư vấn ngành lọc dầu ở Công ty tư vấn Baker & O'Brien, nói.

Các nhà máy lọc dầu ở châu Âu có nguy cơ đóng cửa - Ảnh 4.

Nhà máy lọc dầu Altona của Exxon Mobil ở bang Victoria, Úc có nguy cơ đóng cửa nếu không được chính phủ Úc hỗ trợ. Ảnh: Reuters

Alan Gelder, Phó Chủ tịch phụ trách các thị trường dầu, lọc dầu và hóa chất ở Công ty Wood Mackenzie, cảnh báo: “Đến năm 2023, sẽ có đến 2/3 nhà máy lọc dầu ở châu Âu không có lợi nhuận hoặc thua lỗ”.

Trong khi đó, nếu chính phủ Úc không cam kết can thiệp hỗ trợ hồi tháng trước , ít nhất, một trong bốn nhà máy lọc dầu ở nước này có thể đóng cửa do đại dịch làm giảm nhu cầu các sản phẩm lọc dầu.

Bốn nhà máy lọc dầu này có công suất tổng cộng 464.000 thùng/ngày,  thuộc sở hữu của BP, Exxon Mobil, Ampol và Viva Energy. Nhà máy lọc dầu Altona của Exxon Mobil ở bang Victoria có nguy cơ đóng cửa lớn nhất vì có tuổi đời cao nhất.

Đại dịch Covid-19 tác động nặng nề đến hoạt động kinh doanh của các công ty này đúng lúc họ họ đang đối mặt với quyết định có nên đầu tư tổng cộng 690 triệu đô la Mỹ để nâng cấp nhà máy để sản xuất nhiên liệu với hàm lượng lưu huỳnh thấp hay không. Các phương án mà chính phủ Úc đang cân nhắc hỗ trợ ngành công nghiệp lọc dầu ở nước này là trợ cấp trực tiếp để giúp nâng cấp các nhà máy hoặc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt.

“Các nhà máy lọc dầu có sức cạnh tranh kém ở châu Âu đã gặp khó khăn từ lâu và đối với họ, đại dịch Covid-19 giống như đóng thêm một chiếc đinh vào cỗ quan tài. Ngay trước khi dịch bệnh ập đến, các quy định mới của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) gây bất lợi cho một số nhà máy lọc dầu vốn sản xuất rất nhiều dầu nhiên liệu (dầu nặng) có hàm lượng hưu huỳnh cao, không thể nâng cấp vì chi phí lớn ”, John Auers, nhà phân tích ngành lọc dầu ở Công ty tư vấn Turner, Mason & Co, nhận xét.

Các quy định mới của IMO có hiệu lực hồi đầu năm nay yêu cầu các tàu biển chở hàng phải sử dụng nhiên liệu với hàm lượng lưu huỳnh tối đa 0,5%, thay vì các loại dầu nặng có hàm lượng hưu huỳnh 3,5% trừ phi chúng được trang bị thiết bị lọc lưu huỳnh và giữ lại trên tàu.

Theo Reuters

Các nhà máy lọc dầu ở châu Âu có nguy cơ đóng cửa - Ảnh 5.

 

Các nhà máy lọc dầu ở châu Âu có nguy cơ đóng cửa - Ảnh 6.

Lê Linh