|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Các nhà bán lẻ Hàn Quốc lo lắng khi người bán đổ xô vào AliExpress

08:59 | 24/03/2024
Chia sẻ
Theo dữ liệu và các quan chức của công ty, các nhà bán lẻ Shinsegae, SK và Coupang của Hàn Quốc đang cảnh giác cao độ với AliExpress, khi ngày càng có nhiều người bán chuyển sang công ty thương mại điện tử Trung Quốc này do các gói ưu đãi hấp dẫn của họ.

 

Chiến lược của AliExpress đang gióng lên hồi chuông cảnh báo cho các công ty Hàn Quốc, vì công ty này không chỉ đặt mục tiêu thu hút người mua hàng mà còn thu hút người bán hàng nhờ các kế hoạch đầu tư khổng lồ trong khu vực.

Dữ liệu từ Brich, nhà cung cấp giải pháp mua sắm có trụ sở tại Seoul chuyên hỗ trợ các chủ doanh nghiệp nhỏ và người bán hàng Hàn Quốc khởi đầu hoạt động bán hàng trên AliExpress, cho thấy hơn 10.000 người bán hàng ở đây đã hỏi về dịch vụ đại lý trước khi tham gia nền tảng bán hàng Trung Quốc từ ngày 4 - 20/3.

Người bán ngày càng bị thu hút bởi trang thương mại điện tử Trung Quốc cùng với sự mở rộng nhanh chóng của nhà bán lẻ trực tuyến này tại thị trường Hàn Quốc. Theo dữ liệu từ công ty theo dõi thị trường Mobile Index, ứng dụng AliExpress đã chứng kiến lượng người dùng hoạt động hàng ngày tăng đột biến lên 1,65 triệu vào ngày 18/3, trùng với thời điểm công ty triển khai chiến dịch quảng cáo đặc biệt.

Trong suốt 18 ngày đầu tiên của tháng 3, số lượng người dùng hoạt động hàng ngày trung bình vẫn ở mức đáng kể là 1,33 triệu.

Dữ liệu bổ sung từ Wiseapp Retail Goods tiết lộ rằng số người dùng hoạt động hàng tháng (MAU) của AliExpress đạt 8,18 triệu trong tháng 2/2024, đánh dấu mức tăng đáng chú ý 130% so với một năm trước.

Sự gia tăng này đã thúc đẩy nền tảng Trung Quốc trở thành ứng dụng mua sắm lớn thứ hai, vượt hai nhà bán lẻ trực tuyến 11th Street và Gmarket của Hàn Quốc, với MAU lần lượt ở mức 7,36 triệu và 5,53 triệu trong cùng kỳ. Tuy nhiên, trang thương mại điện tử Coupang vẫn ở vị trí dẫn đầu không thể tranh cãi với 30,1 triệu MAU.

11th Street, do SK Square điều hành và Gmarket, một chi nhánh thương mại điện tử của Tập đoàn Shinsegae, đang rơi vào tình thế khó khăn trước khả năng cạnh tranh ngày càng giảm của các công ty con thương mại điện tử của họ trong bối cảnh AliExpress ngày càng nổi bật.

Một quan chức của một công ty bán lẻ cho biết: “AliExpress thu hút người bán bằng hoa hồng miễn phí và trên hết, họ cũng có thể mong đợi doanh số bán hàng ở nước ngoài trong tương lai khi AliExpress triển khai hoạt động kinh doanh giúp những người bán lẻ ở đây xuất khẩu các mặt hàng của họ ra nước ngoài”.

AliExpress chưa xác nhận mốc thời gian chính xác cho việc ra mắt dịch vụ, nhưng dự kiến sẽ bắt đầu vào khoảng nửa cuối năm nay. Một nguồn tin khác trong ngành cũng nêu ra khả năng các công ty Hàn Quốc sẽ mất thêm vị thế.

Nguồn tin cho biết phản ứng ban đầu của thị trường đối với AliExpress vẫn vững chắc do khả năng cạnh tranh về giá vô song của nó.

Nguồn tin này nói: “Sức mạnh cốt lõi của AliExpress là nó không chỉ làm hài lòng khách hàng mà cả người bán trên cơ sở bình đẳng. Các công ty bán lẻ Hàn Quốc cuối cùng sẽ mất khách hàng và người bán vào tay nhà bán lẻ thương mại điện tử Trung Quốc trừ khi họ đưa ra các biện pháp đối phó”.

 

Trần Quang

Vàng, đô và lãi suất: Ý nghĩa như thế nào với kinh tế Việt Nam?
Tỷ giá USD/VND đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 1 thập kỷ. Điều này đã gây sức ép lớp lên các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND, tạo ra những tác động nhất định lên thị trường tài chính.