|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Các cường quốc ô tô hợp sức đối phó mối đe dọa thuế quan từ Mỹ

10:31 | 30/07/2018
Chia sẻ
Reuters dẫn các nguồn tin cho biết, Liên minh Châu Âu (EU), Canada, Nhật Bản, Mexico và Hàn Quốc sẽ gặp ở Geneva trong tuần này để thảo luận các biện pháp đáp trả lời đe dọa đánh thuế lên ô tô và linh kiện nhập khẩu vào Mỹ của Tổng thống Donald Trump.
cac cuong quoc o to hop suc truoc moi de doa thue quan cua my 3 phương án trả đũa của EU nếu Mỹ áp thuế nhập khẩu ô tô
cac cuong quoc o to hop suc truoc moi de doa thue quan cua my Mỹ tiến hành điều tra ô tô nhập khẩu với lý do ‘an ninh quốc gia’

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã vấp phải nhiều chỉ trích từ các nhà sản xuất ô tô và chính phủ các nước khi cân nhắc áp thuế nhập khẩu lên đến 25%, mức thuế mà nhiều nhà bình luận cho rằng sẽ khiến chi phí sản xuất ô tô tăng vọt, làm giảm doanh số và mất việc làm trong ngành công nghiệp ô tô toàn cầu.

Một số cường quốc sản xuất ô tô đã bắt đầu ngồi lại với nhau trong những ngày qua để thảo luận các mối lo ngại và biện pháp đáp trả thống nhất đối với cuộc điều tra theo “Điều khoản 232” mà Tổng thống Donald Trump yêu cầu tiến hành vào ngày 23/5 về việc ô tô nhập khẩu có đe dọa an ninh quốc gia Mỹ hay không.

cac cuong quoc o to hop suc truoc moi de doa thue quan cua my
Ảnh minh họa. Nguồn: BMW AG/Deutsche Welle.

Cuộc điều tra có thể kết thúc trong vài tuần tới, trong khi các cuộc điều tra tương tự được khởi xướng trong năm ngoái và dẫn đến việc áp thuế 25% lên thép và 10% lên nhôm nhập khẩu mất đến 10 tháng. Bộ Thương mại Mỹ (DOC) có 270 ngày để đệ trình các đề xuất lên tổng thống sau khi cuộc điều tra bắt đầu.

Vẫn chưa rõ các quốc gia đang tìm đến biện pháp nào để đáp trả Mỹ, dù trước đó EU, Canada và Mexico đã đánh thuế trả đũa sau khi Tổng thống Trump áp thuế nhập khẩu lên nhôm, thép của các nước này hồi tháng 3. Một phương án khác là kiện Mỹ ra Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Thứ trưởng các nước sẽ nhóm họp tại Geneva, Thụy Sỹ vào ngày 31/7 để lắng nghe quan điểm của nhau, Reuters dẫn lời một quan chức Canada và một quan chức Mexico yêu cầu được giấu tên cho biết.

“Cuộc gặp đưa các quốc gia sản xuất ô tô ngồi lại với nhau để chúng tôi có thể thảo luận những quan ngại của mình về cuộc điều tra ô tô và linh kiện theo Điều khoản 232 của Bộ Thương mại Mỹ”, vị quan chức chính phủ Canada cho biết.

Bộ Kinh tế Mexico đã xác nhận Thứ trưởng Juan Carlos Baker sẽ đến Geneva để tham dự “các cuộc gặp về một số vấn đề”, trong đó có cuộc gặp với Tổng giám đốc WTO Roberto Azevêdo. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Canada từ chối bình luận.

Theo website của WTO, ông Azevêdo sẽ gặp Thứ trưởng Kinh tế Mexico Juan Carlos Baker vào ngày 30/7, sau đó sẽ gặp Thứ trưởng Thương mại Canada Timothy Sargent và Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Kazuyuki Yamazaki vào ngày 31/7. Vị quan chức Mexico cho biết các cuộc gặp đều liên quan đến vấn đề thuế nhập khẩu ô tô.

Thuế nhập khẩu có thể gây thiệt hại lớn cho các hãng sản xuất ô tô lớn như Hyundai của Hàn Quốc, Toyota của Nhật Bản và BMW của Đức, cũng như các nhà máy trên toàn cầu của các hãng xe Mỹ như General Motors (GM), Ford Motor và Fiat Chrysler.

Quyết định tạm thời không đánh thuế nhập khẩu ô tô lên EU của Tổng thống Donald Trump vào ngày 25/7 để đổi lại việc EU giảm bớt rào cản thương mại đối với hàng hóa Mỹ đã xoa dịu lo ngại về cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và EU. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng của Tổng thống Donald Trump vẫn còn là ẩn số cho đến khi cuộc điều tra an ninh quốc gia kết thúc trong vài tháng tới.

Các hãng sản xuất ô tô của Mỹ ngày 25/7 đã hạ dự báo lợi nhuận cả năm do căng thẳng thương mại, đồng thời chứng kiến giá cổ phiếu lao dốc khi nhà đầu tư cho rằng cuộc chiến thương mại sẽ làm giảm biên lợi nhuận và doanh số.

Dù kỳ vọng về đột phá trong đàm phán thương mại Mỹ - EU đã cứu giá cổ phiếu các hãng ô tô trong ngày 26/7, các cuộc gặp dự kiến trong tuần này là dấu hiệu cho thấy các cường quốc ô tô đang muốn chuẩn bị cho một kịch bản tồi tệ hơn trong thời gian tới.

Xem thêm

Trường Giang

Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng khẳng định sẽ không buông bỏ VinFast và tiếp tục hỗ trợ 1 tỷ USD
Theo quan điểm của Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, VinFast là dự án làm vì trách nhiệm xã hội, muốn đóng góp cho đất nước một thương hiệu, top đầu về xe trên thế giới.