|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

3 phương án trả đũa của EU nếu Mỹ áp thuế nhập khẩu ô tô

10:23 | 26/06/2018
Chia sẻ
Lời đe dọa của Tổng thống Donald Trump đánh thuế nhập khẩu lên ô tô lắp ráp tại châu Âu sẽ khiến căng thẳng thương mại tiếp tục leo thang và khiêu khích các đòn trả đũa từ Liên minh Châu Âu (EU).
3 phuong an tra dua cua eu neu my ap thue nhap khau o to Nước nào lĩnh đòn nặng nhất nếu Mỹ tăng thuế nhập khẩu ô tô?
3 phuong an tra dua cua eu neu my ap thue nhap khau o to Nếu Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu ô tô, Mỹ sẽ hưởng lợi?

Tổng thống Donald Trump ngày 22/6 đe dọa đánh thuế 20% lên ô tô nhập khẩu từ EU nếu khối này không dỡ bỏ hàng rào thuế quan và các giới hạn thương mại đối với hàng hóa Mỹ.

“Nếu thuế quan và các rào cản thương mại của EU không sớm được dỡ bỏ, chúng ta sẽ áp thuế 20% lên toàn bộ ô tô xuất khẩu vào Mỹ”, ông Trump nói trên Twitter.

Nếu ông Trump thực hiện lời đe dọa trên, các chuyên gia cho rằng EU sẽ sẵn sàng đáp trả.

“Ô tô là ngành quan trọng. Nó lớn hơn nhiều so với thép”, ông David Henig, cựu chuyên gia thương mại của Anh từng tham gia nhiều cuộc đàm phán với Mỹ, cho biết.

Mỗi năm EU xuất khẩu lượng ô tô trị giá 38 tỷ euro (44 tỷ USD) vào Mỹ - thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành công nghiệp “xương sống” tại châu Âu.

Các nhà phân tích cho rằng EU có thể tái sử dụng kịch bản từng áp dụng sau khi Tổng thống Trump áp thuế nhôm, thép nhập khẩu từ châu Âu – quyết định đã khiến 28 quốc gia thành viên EU đồng loạt đánh thuế trả đũa lên 3 tỷ USD hàng hóa Mỹ hồi tuần trước.

3 phuong an tra dua cua eu neu my ap thue nhap khau o to
Ảnh minh họa. Nguồn: picture alliance/dpa/I. Wagner.

Đề nghị đàm phán trong khi vẫn chuẩn bị trả đũa

Với quy mô ảnh hưởng và thiệt hại tiềm ẩn đối với các hãng xe châu Âu đang xuất khẩu ô tô từ Mỹ trở lại EU, các quan chức EU có thể đề xuất một thỏa thuận với Mỹ trước tiên.

Chính quyền Tổng thống Donald Trump có thể không muốn “chơi bóng” với EU. Một quan chức thương mại hàng đầu châu Âu cho biết bà từng đề xuất dỡ bỏ thuế quan ô tô 10% của EU trong các vòng đàm phán về thuế nhôm, thép với Mỹ, tuy nhiên nước này đã từ chối đề xuất trên.

Trong khi đó, EU sẽ sớm chốt danh sách hàng hóa Mỹ có thể chịu thuế trả đũa. Danh sách này có thể bao gồm các sản phẩm hóa chất, nông sản và hàng không vũ trụ.

Nhắm vào các thương hiệu hàng đầu và nông dân Mỹ

EU sẽ lựa chọn các mục tiêu từ danh mục hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ trị giá khoảng 256 tỷ euro (299 tỷ USD) mỗi năm.

“Các mục tiêu sẽ là sự kết hợp giữa các thương hiệu biểu tượng của nước Mỹ và các nông sản nhạy cảm về chính trị”, ông Gregor Irwin – trưởng chuyên gia kinh tế tại Global Counsel, nhận định.

Ông Ross Denton – chuyên gia thương mại và cộng sự tại hãng luật Baker McKenzie, cho rằng Boeing có thể trở thành mục tiêu vì đây là nhà xuất khẩu đơn lẻ lớn nhất của Mỹ vào châu Âu và cạnh tranh trực tiếp với Airbus.

Theo các chuyên gia, EU cũng sẽ tìm cách giảm thiểu thiệt hại cho doanh nghiệp và người tiêu dùng của mình trong khi vẫn theo đuổi một biện pháp đáp trả thích hợp. Điều này có thể trở nên khó khăn vì quy mô của các biện pháp trừng phạt thương mại là rất lớn và cũng bởi chuỗi cung ứng toàn cầu liên kết rất chặt chẽ với nhau.

Các hãng ô tô châu Âu như Volkswagen và BMW hiện có các nhà máy lớn tại Mỹ và hoạt động xuất khẩu sang châu Âu của các hãng này sẽ gặp khó với các đòn thuế trả đũa của EU.

“Vấn đề mà EU đang đối mặt là khối này sắp hết các loại hàng hóa để trả đũa Mỹ”, ông Denton cảnh báo.

3 phuong an tra dua cua eu neu my ap thue nhap khau o to
Công nhân kiểm tra xe Golf 7 tại nhà máy Volkswagen ở Wolfsburg, Đức. Nguồn: Adam Berry/Getty Images.

Khởi kiện Mỹ

Các quan chức châu Âu có thể thách thức tính hợp pháp của Mỹ khi nước này đánh thuế nhập khẩu lên ô tô. EU trước đó đã khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về quyết định đánh thuế nhôm, thép nhập khẩu của Mỹ.

“Mỹ tìm cách dùng những lời đe dọa hạn chế thương mại như một đòn bẩy để khiến EU nhượng bộ. Đó không phải cách mà chúng tôi kinh doanh, và chắc chắn không phải cách giữa những đối tác, bạn bè và đồng minh lâu đời”, bà Cecilia Malmström - quan chức thương mại EU, cho biết hồi tháng trước.

Ông Henig cho biết cái giá của thuế quan trả đũa và những lời đe dọa leo thang cuộc chiến thương mại với Mỹ có thể khiến EU giảm nhẹ mức độ phản ứng của mình. “EU sẽ không muốn làm bất kỳ điều gì thật sự gây nguy hại cho nền kinh tế và ngành công nghiệp. Cách đáp trả tốt nhất có thể chỉ là làm một điều mang tính tượng trưng và không nghiêm trọng hóa vấn đề”, ông cho biết.

Xem thêm

Trường Giang