|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Các công ty Nhật sẽ ồ ạt chạy khỏi Trung Quốc để né thuế?

22:10 | 04/09/2018
Chia sẻ
Cuộc chiến tranh thương mại giữa Washington với Bắc Kinh đang liên lụy đến nhiều công ty Nhật Bản sản xuất hàng hóa tại Trung Quốc để xuất khẩu sang Mỹ. Một số công ty Nhật Bản đã chuyển dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang những nước không nằm trong mục tiêu bị áp thuế phạt của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Xu hướng này có thể diễn ra mạnh hơn nếu cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung kéo dài.
cac cong ty nhat se o at chay khoi trung quoc de ne thue Trung Quốc nới lỏng hạn chế doanh nghiệp ngoại
cac cong ty nhat se o at chay khoi trung quoc de ne thue Trung Quốc đã mất đi sức hút với doanh nghiệp ngoại như thế nào
cac cong ty nhat se o at chay khoi trung quoc de ne thue
Công ty Komatsu cho biết dây chuyền sản xuất một số linh kiện sử dụng cho máy đào thủy lực của công ty này tại Trung Quốc sẽ được chuyển sang các cơ sở sản xuất ở Mỹ, Nhật Bản và Mexico. Ảnh: Reuters

Rục rịch chuyển dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc

Cho đến nay, chính quyền Trump đã áp thuế nhập khẩu 25% trên 50 tỉ đô la Mỹ giá trị hàng hóa Trung Quốc bán sang Mỹ mỗi năm, đưa tổng giá trị hàng hóa bị đánh thuế trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung lên 100 tỉ đô la, và con số này có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới khi chính quyền Trump đe dọa áp thuế nhập khẩu 10%-25% trên 200 tỉ đô la hàng hóa Trung Quốc nữa.

Nhiều công ty Nhật Bản đang mắc kẹt trong cuộc chiến này vì không ít hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc được sản xuất bởi các công ty Nhật Bản đặt tại các nhà máy ở Trung Quốc. Theo Hội đồng Ngoại thương Nhật Bản, năm ngoái, các công ty Nhật Bản xuất khẩu tổng cộng 300 tỉ đô la hàng hóa sang Mỹ và Trung Quốc.

Một số công ty Nhật Bản đã rục rịch chuyển dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc để né đòn thuế của Mỹ. Chẳng hạn, công ty hóa chất Asahi Kasei quyết định chuyển dây chuyền sản xuất một loại vật liệu nhựa từ Trung Quốc về một nhà máy ở Nhật Bản sau khi loại nhựa này, được sử dụng trong các linh kiện ô tô, bị đưa vào danh sách bị đánh thuế 25% trong gói áp thuế 16 tỉ đô la hàng hóa Trung Quốc được Mỹ chính thức áp đặt hôm 23-8.

Công ty Komatsu, nhà sản xuất thiết bị xây dựng, khai mỏ cho biết dây chuyền sản xuất một số linh kiện sử dụng cho máy đào thủy lực của công ty này tại Trung Quốc sẽ được chuyển sang các cơ sở sản xuất ở Mỹ, Nhật Bản và Mexico.

Trong khi đó, công ty sản xuất đồ gia dụng bằng nhựa Iris Ohyama lên kế hoạch chuyển dây chuyền sản xuất quạt điện, máy lọc không khí và một số đồ gia dụng khác ở Trung Quốc đến một nhà máy mới ở Hàn Quốc dự kiến sẽ được khánh thành vào năm sau. Quyết định này chỉ là động thái đề phòng vì các sản phẩm này vẫn chưa bị Mỹ đánh thuế.

Hãng sản xuất hàng điện tử và thiết bị điện Mitsubishi Electric cho biết, các máy móc gia công laser và tia lửa điện của hãng này, được sản xuất tại thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, nằm trong danh sách bị Mỹ áp thuế nhập khẩu 25%. Do vậy, Mitsubishi Electric quyết định chuyển hoạt động sản xuất các loại máy này về thành phố Nagoya, Nhật Bản. Nhà máy của Mitsubishi Electric tại Đại Liên vẫn tiếp tục sản xuất các sản phẩm dành cho thị trường Trung Quốc.

Sẽ tháo chạy nếu cuộc chiến thương mại kéo dài

Việc chính quyền Trump gia tăng đánh thuế nhằm vào hàng hóa Trung Quốc củng cố cảm nhận rằng Mỹ giờ đây dường như hướng đến mục tiêu sâu xa hơn: ngăn chặn tham vọng thống trị của Trung Quốc ở châu Á. Các động thái của Trump có thể nhắm đến một điểm dễ tổn thương nhất của Trung Quốc: sự phụ thuộc của nước này vào thặng dư thương mại và dự trữ ngoại hối vững mạnh để giúp cung cấp tài chính phục vụ tham vọng mở rộng quyền lực và tầm ảnh hưởng của Trung Quốc ở nước ngoài.

Các gói thuế phạt không chỉ đe dọa giảm kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc mà còn đe dọa khả năng tạo ra nguồn dự trữ ngoại hối cần thiết để tài trợ cho sáng kiến “Một vành đai, một con đường” của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Một số chuyên gia cảnh báo rằng Trump “đang tự bắn vào chân mình” khi áp thuế phạt nhằm vào hàng hóa Trung Quốc vì nhiều công ty đa quốc gia Mỹ cũng đang sản xuất hàng hóa tại Trung Quốc để xuất khẩu ngược trở lại Mỹ. Song chiến lược của Trump phù hợp với một trong những mục tiêu quan trọng trong chương trình nghị sự Trump: đưa việc làm trở lại nước Mỹ.

Các công ty Nhật Bản cũng đầu tư mạnh mẽ để xây dựng nhà máy ở Trung Quốc rồi sau đó, xuất khẩu hàng hóa trở về Nhật Bản hoặc sang các nước khác, bao gồm Mỹ. Kể từ khi ông Shinzo Abe lên nắm quyền ở Nhật Bản vào năm 2012, chính phủ của ông tìm cách thuyết phục các công ty Nhật Bản giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc như là điểm đến đầu tư đồng thời tập trung vào các nước Đông Nam Á, chẳng hạn như Việt Nam theo một chiến lược có tên gọi “Trung Quốc + 1”. Thực tế, đầu tư của Nhật Bản tại Trung Quốc đã giảm trong hai năm qua.

Tuy nhiên, vào năm 2015, chính phủ Trung Quốc phát động chương trình “Made in China 2025” như là chính sách để củng cố năng suất ngành công nghiệp và kích thích đầu tư vốn. Các công ty Nhật Bản có nhà máy đặt tại Trung Quốc được hưởng lợi nhờ chương trình này nhưng các gói thuế phạt của Trump đang đảo ngược tình thế.

Vẫn còn quá sớm để dự báo rằng các gói áp thuế phạt ngày càng gia tăng của Mỹ nhằm vào hàng hóa Trung Quốc có thể châm ngòi cho làn sóng tháo chạy khỏi Trung Quốc của các công ty Nhật Bản và các công ty nước ngoài khác. Tuy nhiên, theo giới phân tích, nếu Mỹ và Trung Quốc sa lầy vào một cuộc chiến thương mại kéo dài, nguy cơ làn sóng tháo chạy này sẽ tăng lên.

“Nếu các gói thuế của Mỹ nhằm vào hàng xuất khẩu Trung Quốc duy trì trong một thời gian dài, một số công ty sẽ phải quyết định di chuyển các cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc”, nhà kinh tế Hiroshi Kubotani từ Viện Nghiên cứu Bảo hiểm nhân thọ Nippon (Nhật Bản), nói với tờ The Japan Times, nhận định.

Xem thêm

Lê Linh

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.