Ngoài Vĩnh Hoàn, thương vụ gọi vốn của Shiok Meats còn có sự góp mặt của Woowa Brothers Asia Holdings - cha đẻ của ứng dụng Baemin và CJ CheilJedang Corporation.
Trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 3 cho Hàn Quốc với 73 nghìn tấn, trị giá 368 triệu USD, không biến động nhiều về lượng và tăng gần 10% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Đại diện VASEP cho rằng doanh nghiệp xuất khẩu cá tra rút khỏi sang EU chỉ là động thái nhất thời. Nếu cầm cự và tồn tại được qua giai đoạn này, xuất khẩu cá tra sang thị trường EU vẫn có nhiều tiềm năng và lợi thế lớn.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhà nhập khẩu EU đang ổn định trở lại so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường này vẫn chưa thoát khỏi tăng trưởng âm ít nhất hai năm trở lại đây.
So với cùng kỳ năm ngoái, doanh thu từ thị trường Mỹ tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng hai chữ số nhờ nhu cầu tăng cao tại các nhà hàng và ngành dịch vụ thực phẩm tại Mỹ.
Tính chung 6 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ước đạt gần 1 nghìn tấn, trị giá hơn 4 tỷ USD, tăng 13% về lượng và tăng 12,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
VDSC dự đoán thị phần của Vĩnh Hoàn tại Mỹ có thể chỉ giảm nhẹ trong nửa cuối năm nếu Navico xuất khẩu sang Mỹ, do sản lượng xuất khẩu của Navico còn nhỏ so với Vĩnh Hoàn và Navico sẽ mất nhiều thời gian để tìm kiếm khách hàng cũng như đáp ứng được các tiêu chuẩn xuất khẩu của Mỹ.
Các chuyên gia dự đoán xuất khẩu cá tra trong quý III sẽ tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, giá cá tra xuất khẩu vẫn là ẩn số bởi hoạt động xuất khẩu chịu ảnh hưởng từ việc thiếu container, chi phí logistics, lưu kho tăng cao.
Trong khi xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ, EU tăng trưởng dương thì xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc trong tháng 4, 5 liên tiếp giảm mạnh do nước này thắt chặt kiểm tra virus SARS-CoV-2 đối với hàng thuỷ sản đông lạnh nhập khẩu.
Theo VASEP, trong tháng 5, ngoài sự tăng trưởng dương xuất khẩu cá tra ở thị trường các hàng đầu như Trung Quốc, Mỹ thì xuất khẩu cá tra sang Brazil cũng ghi nhận con số ấn tượng với gần 5 triệu USD, tăng 1.205% so với tháng 5/2020.
Theo VASEP, tính đến nửa đầu tháng 5, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường EU đạt hơn 39 triệu USD, giảm 26% so với cùng kỳ năm trước. Sau ba năm, giá trị xuất khẩu cá tra sang EU vẫn chưa thể thoát khỏi mức tăng trưởng âm ảm đạm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhận định bức tranh xuất khẩu cá tra trong thời gian tới có sắc thái tươi sáng hay không chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Mỹ và Trung Quốc, vì từ mức tăng trưởng âm 30% trong quý I, EU không thể trỗi dậy ngay trong quý II.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), sau khi có vắc xin phòng COVID-19 để ứng phó dịch bệnh, giao thương kinh tế của nhiều quốc gia đã khởi sắc nên việc nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam cũng tăng lên.
Sản lượng xuất khẩu cá tra đang có dấu hiệu phục hồi, song bài toàn chi phí sẽ tiếp tục tạo áp lực lên các doanh nghiệp trong ngành, theo báo cáo từ BVSC.