|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

BVSC: VNĐ sẽ chỉ mất giá khoảng 3% trong năm 2018

23:31 | 25/08/2018
Chia sẻ
Theo BVSC ước tính tỷ giá sẽ chỉ tăng khoảng 3% trong năm nay do biến động tỷ giá hiện tại đang điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam, nhập hàng hoá rẻ và đảm bảo cạnh tranh xuất khẩu.

 
bvsc vnd se chi mat gia khoang 3 trong nam 2018 Tỷ giá USD tự do giảm xuống dưới mức 23.500 VNĐ/USD
bvsc vnd se chi mat gia khoang 3 trong nam 2018 SSI Research: Việc chạy theo nhân dân tệ để điều chỉnh VNĐ là không cần thiết

Trong báo cáo phân tích mới đây, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đưa ra dự báo VNĐ sẽ mất giá khoảng 3% trong năm 2018.

Theo các chỉ số trong mô hình tính toán của BVSC, VNĐ đã lên giá trong giai đoạn từ đầu tháng 5 đến đầu tháng 7. Điều này chủ yếu do VNĐ có xu hướng tăng giá so với hầu hết các đồng tiền trong rổ tiền tệ tham chiếu khi các đồng tiền này đều yếu đi rõ nét so với USD.

Sau đợt tăng giá bán ra USD của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ngày 23/7, tổng mức mất giá của VNĐ so với USD kể từ đầu năm 2018 đến nay đã hơn 2,5%.

bvsc vnd se chi mat gia khoang 3 trong nam 2018
Nguồn: BVSC

Trong khi đó, nếu so với thời điểm đáy ngắn hạn vào tháng 4/2018 thì chỉ số NEER và REER của Việt Nam đã lần lượt tăng 3,3% và 3,8%. Mặc dù vậy, nếu so với cuối năm 2017 thì mức hiện tại của NEER và REER cao hơn không nhiều lần lượt chỉ là 0,3% và 1,5% (hàm ý giá trị đồng VNĐ đã không tăng quá nhiều so với các đồng tiền khác khi tính từ thời điểm cuối năm 2017).

Theo BVSC, điều này hàm ý rằng NHNN không nhất thiết phải giảm giá VNĐ thêm với biên độ mạnh nếu chỉ xét ở mục tiêu hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Bên cạnh đó, biến động tỷ giá hiện nay đang theo chiều hướng đồng tiền của các thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam (như Trung Quốc, Hàn Quốc) mất giá mạnh, và đồng tiền ở các quốc gia Việt Nam xuất khẩu tăng giá (điển hình là Mỹ). Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Việt Nam sẽ nhập được hàng hóa đầu vào rẻ hơn tương đối, trong khi xuất khẩu vẫn đảm bảo được sức cạnh tranh.

Mặc dù vậy, hàng hóa của Việt Nam vẫn phải cạnh tranh với hàng hóa đến từ các quốc gia khác có cùng nhóm hàng xuất khẩu do đồng tiền các quốc gia khác đang mất giá mạnh hơn so với VNĐ.

Do vậy, theo BVSC vẫn cần phải điều chỉnh tỷ giá nhằm đảm bảo tính cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu nhưng sẽ không cần ở mức quá lớn.

Ở một góc độ khác, trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam hiện nay, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài FDI có tỷ trọng chiếm tới trên 70% trong khi khu vực trong nước chỉ chiếm chưa đến 30%.

Do đó, BVSC cho rằng thực chất VNĐ lên giá sẽ chủ yếu ảnh hưởng đến xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước, trong đó trọng tâm là ảnh hưởng đến xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thủy sản.

NEER (Nominal effective exchange rate hay trade weighted exchange rate): đại diện cho giá trị tương đối của đồng tiền nội địa so với một rổ những đồng tiền của các nước có giá trị giao thương lớn nhất với quốc gia đó.

REER (Real effective exchange rate): là NEER sau khi đã hiệu chỉnh lạm phát, phản ảnh giá trị thực sự của đồng tiền nội địa, ở biểu đồ trên REER tăng thì VNĐ tăng giá và ngược lại.

Xem thêm

Quốc Thụy

Dragon Capital: Thị trường tài chính biến động sau bầu cử tổng thống Mỹ, chứng khoán Việt Nam khó giảm điểm thêm
Dragon Capital nhận định việc ông Donald Trump đắc cử lần thứ hai đã khiến cho thị trường tài chính toàn cầu biến động, giống như lần thứ nhất, thể hiện qua việc DXY tăng lên. Một số thị trường mới nổi gặp áp lực gia tăng khi dòng vốn rút về Mỹ. Điều này diễn ra trên nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam.