Bộ Tư pháp Mỹ xem xét kiện Apple vì hành vi độc quyền
Theo nguồn tin của New York Times, Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) đang trong giai đoạn cuối của cuộc điều tra về Apple và có thể đệ đơn kiện chống độc quyền đối với nhà sản xuất iPhone.
Nguồn tin cho biết cuộc điều tra tập trung vào cách Apple sử dụng quyền kiểm soát đối với cứng và phần mềm để khiến người tiêu dùng gặp khó khăn khi từ bỏ các sản phẩm của Apple và cản trở đối thủ cạnh tranh.
Cụ thể, DOJ đã kiểm tra việc Apple Watch hoạt động với iPhone tốt hơn các thiết bị khác hay việc Apple ngăn chặn đối thủ cạnh tranh sử dụng dịch vụ iMessage của mình. Cơ quan điều tra cũng xem xét hệ thống thanh toán Apple Pay. Nguồn tin cho biết hệ thống này đã ngăn các các công ty tài chính khác cung cấp dịch vụ tương tự.
Ngoài ra, nguồn tin còn tiết lộ rằng các quan chức của BOJ đã gặp gỡ Apple nhiều lần để thảo luận về cuộc điều tra. Hiện vẫn chưa có quyết định cuối cùng nào được đưa ra.
- TIN LIÊN QUAN
-
Chứng khoán Mỹ năm 2023: Sự trở lại của Big Tech 30/12/2023 - 17:00
Nếu BOJ quyết định kiện Apple, thì đây sẽ là lần thứ 4 trong chưa đầy 5 năm các nhà chức trách Mỹ có hành động pháp lý chống lại những công ty công nghệ lớn nhất thế giới.
Trước đó, BOJ đã đối đầu với Google trong hai vụ kiện chống độc quyền. Ủy ban Thương mại Liên bang cũng đã kiện Amazon và Meta vì cản trở cạnh tranh.
Theo nguồn tin, vào năm 2019, BOJ đã ưu tiên điều tra Google hơn Apple vì thiếu nguồn lực tài chính và nhân sự. Tuy nhiên sang năm 2022, ngân sách của bộ này đã được tăng lên. Lần cuối cùng BOJ kiện Apple là năm 2012, với cáo buộc âm mưu cùng các nhà suất bản sách tăng giá sách kỹ thuật số. Apple đã thua kiện và phải bồi thường 450 triệu USD.
Thách thức với gã khổng lồ
Vụ kiện của Apple sẽ tạo thêm nhiều thách thức đối với mô hình kinh doanh của công ty. Apple đã tạo dựng một hệ sinh thái gắn kết mạnh mẽ giữa iPhone và các thiết bị như Apple Watch hay các dịch vụ như Apple Pay để thu hút và giữ chân người dùng.
Các đối thủ của Apple cho biết đã bị từ chối quyền tiếp cận vào các tính năng chính của hệ sinh thái Apple như trợ lý ảo Siri. Hành động này được cho là phản cạnh tranh. Người phát ngôn của Bộ Tư pháp Mỹ và Apple đều từ chối bình luận về bài viết của New York Times.
Trong quá khứ, Apple từng tuyên bố không vi phạm luật chống độc quyền. Công ty cho rằng cách tiếp cận của họ luôn là “tạo cơ hội lớn, không chỉ cho hoạt động kinh doanh của bản thân mà còn cho nghệ sĩ, người sáng tạo, doanh nhân và những ‘người điên’ với ý tưởng lớn”. Công ty cũng tự hào về cách iPhone tích hợp phần cứng và phầm mềm để tạo trải nghiệp liền mạch cho khách hàng.
Vào năm 2020, CEO Tim Cook cho biết trong phiên điều trần trước Ủy ban Chống độc quyền của Quốc hội Mỹ rằng công ty đã định nghĩa lại điện thoại di động với “trải nghiệm người dùng dễ dàng, thiết kế đơn giản và hệ sinh thái chất lượng cao”.
Ông nói thêm rằng Apple đã cạnh tranh với Samsung, LG và Google …. Mỗi hãng sản xuất điện thoại lại đưa ra một cách tiếp cận khác nhau. Thông tin về vụ kiện đã khiến cổ phiếu Apple giảm thêm 0,4% trong phiên giao dịch ngày 5/1. Kể từ đầu tuần đến nay, cổ phiếu của gã khổng lồ này đã giảm 5,9% khi bị hai đơn vị đánh giá hạ triển vọng.
Ngoài vụ kiện với DOJ, trong năm nay, các cơ quan quản lý châu Âu dự kiến cũng sẽ buộc Apple phải cung cấp những cửa hàng ứng dụng thay thế, ngoài Apple Store theo Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số. Hàn Quốc và Nhật Bản cũng đang xem xét những động thái pháp lý tương tự.
Vào năm 2021, Ủy ban châu Âu (EC) cũng cho biết Apple đã vi phạm luật chống độc quyền khi áp dụng phí cửa hàng đối với những đối thủ cạnh tranh của Apple Music. Cuộc điều tra này vẫn đang tiếp tục.
Apple đang phải đối mặt với áp lực pháp lý ngày càng tăng trong bối cảnh hoạt động kinh doanh chậm lại. Năm ngoái, công ty báo cáo doanh thu giảm 2,8%, xuống còn 383 tỷ USD do doanh số bán iPhone, iPad và Mac chậm lại.