|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Bộ trưởng Y tế: Đợt dịch COVID-19 thứ tư sẽ diễn biến phức tạp, kéo dài

08:26 | 25/05/2021
Chia sẻ
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết đợt dịch COVID-19 lần này ở Việt Nam chủ yếu gây ra bởi hai biến chủng có nguồn gốc từ Anh và Ấn Độ nên tốc độ lây lan rất nhanh, mạnh.

Theo báo Chính phủ, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết đợt dịch COVID-19 lần này có hai biến thể của virus SARS-CoV-2 đang rất phổ biến ở Việt Nam, đây là những biến chủng được phát hiện lần đầu ở Anh và Ấn Độ. 

Trong đó, biến thể ở Anh có tốc độ lây lan gấp 1,7 lần so với chủng virus trước đó, nhưng biến thể ở Ấn Độ còn lây nhanh hơn, mạnh hơn và mức độ rộng hơn, chiếm chủ yếu trong các ca nhiễm của đợt dịch này.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Dịch COVID-19 sẽ diễn biến phức tạp,  kéo dài hơn - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).

Bên cạnh đó, trong cùng một thời điểm, Việt Nam phát hiện ra nhiều ổ dịch cho thấy sự lây nhiễm càng phức tạp hơn, với nhiều hình thái. Điển hình nhất là lây nhiễm trong khu công nghiệp (KCN) và trong cộng đồng.

Cụ thể, ở Bắc Giang, lây nhiễm trong KCN khiến số mắc mới tăng rất nhanh trong khoảng thời gian ngắn và từ đó lây ra cộng đồng. Ngược lại ở Bắc Ninh, lây nhiễm chủ yếu ở cộng đồng nhưng bắt đầu xâm nhập, lây lan vào trong KCN.

Các KCN có đặc điểm là mật độ tập trung công nhân rất đông, không gian kín, hẹp, do đó làm tăng khả năng lây nhiễm. Việc quản lý công nhân trong di chuyển, khu nhà trọ, ký túc xá cũng là những thách thức rất lớn.

Bộ Y tế nhận định đợt dịch COVID-19 thứ tư sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp, đặc biệt tại Bắc Giang, Bắc Ninh. Thời gian có thể kéo dài hơn những dợt dịch trước đây.

6 tỉnh thành không có ca nhiễm mới trong 14 ngày

Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo rất quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, các địa phương, các cấp, các ngành đã quyết liệt vào cuộc, huy động toàn bộ hệ thống chính trị, mọi người dân tham gia vào công tác phòng, chống dịch bệnh.

Dù dịch bệnh đã xuất hiện ở trên 30 tỉnh, thành phố nhưng đến thời điểm hiện nay có 6 tỉnh, thành phố qua 14 ngày không có ca nhiễm mới; 14 tỉnh, thành phố chỉ ghi nhận 1 đến 3 ca, là những ca xâm nhập và có thể trong thời gian tới sẽ không ghi nhận ca lây nhiễm mới. 

Đối với Bắc Giang, Bắc Ninh, với sự chỉ đạo rất quyết liệt, lãnh đạo hai địa phương này khẳng định đang cố gắng kiểm soát từng bước dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn.

Tự chủ nguồn vắc xin phòng COVID-19 trong thời gian sớm nhất

Với phương châm phải có vắc xin phòng COVID-19 sớm nhất, an toàn nhất, sử dụng rộng rãi nhất cho người dân, Bộ Y tế đã tìm mọi cách tiếp cận với tất cả nguồn vắc xin trên thế giới. Việt Nam đã đàm phán rất sớm, bắt đầu từ tháng 5/2020, cố gắng từ nay đến cuối năm 2021 có đủ 150 triệu liều vaccine phòng COVID-19.

Đồng thời, không ngừng đẩy mạnh tự nghiên cứu, phát triển, sản xuất đảm bảo nguồn vắc xin phòng COVID-19 trong nước, tham gia vào chuỗi cung ứng vắc xin toàn cầu.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Như Ngọc

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.