Bỏ trần lãi suất cho vay - Bài toán đã thực sự được giải?
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. (Nguồn: SBV) |
Trong thông tư nêu rõ các tổ chức tín dụng (TCTD) và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp áp dụng mức lãi suất tối đa đối với cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam đối với 5 lĩnh vực ưu tiên do Thống đốc NHNN quyết định trong từng thời kỳ. Thông tư này thay thế cho 8 văn bản thông tư, quyết định trước đó của NHNN
Như vậy, quy định về trần lãi suất chỉ áp dụng đối với trường hợp cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam thuộc các lĩnh vực ưu tiên quy định tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN. 5 lĩnh vực bao gồm: nông nghiệp; nông thôn; xuất khẩu; công nghiệp hỗ trợ; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Cũng trong thời điểm này, theo quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự (BLDS) có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 sửa đổi quy định về mức lãi suất: “… trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác”. Như vậy, từ năm 2017 trần lãi suất cho vay được nới thêm tới 6,5% (từ 13,5% lên 20%/năm).
Dưới góc độ chuyên môn, giới chuyên gia cho rằng đây là sự gợi mở vừa bao hàm mục đích chống cho vay nặng lãi trong các hoạt động vay mượn trong dân sự, lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay; vừa đảm bảo các TCTD vẫn được phép thực hiện cơ chế thỏa thuận lãi suất theo quy định tại luật chuyên ngành.
Luật sư Trương Thanh Đức - Công ty Luật BASICO |
Tuy nhiên, theo ông Trương Thanh Đức – Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật BASICO thì việc ghi thêm cụm từ “trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác” vẫn chưa thể xác định rõ các TCTD thì có được cho vay vượt mức lãi suất 20% với quy định mở rộng này hay không. Bởi vì theo khoản 2 Điều 91 Luật Các TCTD 2010 quy định: "TCTD và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD theo quy định của pháp luật". Nghĩa là hoàn toàn có thể quy chiếu sang BLDS.
Điều này khiến các TCTD, khách hàng có quan hệ tín dụng với TCTD và các cơ quan chức năng thực thi pháp luật thật sự lúng túng không biết theo pháp luật về tín dụng ngân hàng hay theo pháp luật dân sự.
Nhận định cho rằng pháp luật chuyên ngành cần quy định cụ thể và rõ ràng hơn về việc áp dụng lãi suất này, theo đó, cần thiết phải sửa đổi tại khoản 2 Điều 91 Luật Các TCTD theo hướng bỏ cụm từ “theo quy định của pháp luật” hoặc chuyển thành “theo quy định của NHNN”. Đồng thời, cần sớm ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hướng dẫn việc thực hiện BLDS năm 2015 cụ thể hơn.
Trong đó, cần giải thích rõ “trừ trường hợp các luật khác liên quan có quy định khác” nêu tại khoản 1 Điều 468 sẽ áp dụng cho những đối tượng cụ thể nào? Có như vậy thì bài toán trần lãi suất cho vay mới thực sự được giải và giải tỏa nỗi lo cho doanh nghiệp, thúc đẩy thị trường phát triển.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/