Bộ Tài chính soạn thảo báo cáo thực trạng thu tiền từ nhà, đất
Vấn đề đầu tiên nếu muốn đánh thuế tài sản là cần phải nghĩ ra các biện pháp để kiểm soát việc công khai, minh bạch tài sản đối với người có nhiều tài sản giá trị. Ảnh: Thành Hoa |
Tuy nhiên, việc xây dựng luật thuế tài sản ra sao, hướng đến đối tượng nào, cách thức đánh thuế, cách thức chống trốn thuế đều chưa có (báo cáo nói trên của Bộ Tài chính chưa đề cập đến việc đánh thuế nhà, hay cụ thể là đánh thuế vào căn nhà thứ hai như một số thông tin - NV).
Bộ nêu rõ mục đích ban hành sắc thuế này là để bình ổn thị trường bất động sản, chống đầu cơ và chống sử dụng bất động sản lãng phí. Nhưng các thuyết minh tại báo cáo lại hướng đến việc tăng thu ngân sách, với lý do là các chính sách thuế hiện hành liên quan đến tài sản như thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp chưa đáp ứng được vai trò là một trong những nguồn thu ổn định cho ngân sách. Bộ viện dẫn số thu thuế sử dụng đất của Việt Nam hiện nay chỉ chiếm khoảng 0,03% GDP và khoảng 0,15% tổng thu ngân sách.
Theo quy định hiện hành, thuế sử dụng đất nông nghiệp đang được miễn đối với hầu hết các đối tượng đến hết năm 2020 theo nghị quyết của Quốc hội. Tuy nhiên, nguồn thu từ thuế sử dụng đất nông nghiệp không lớn. Nhà nước còn đang có nguồn thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tính lũy tiến và Bộ Tài chính cho rằng nguồn thu này chưa đủ lớn nhưng đã điều tiết mạnh mẽ vào thu nhập của người sở hữu nhiều bất động sản. Ngoài ra, còn có thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân (với thuế suất 2% trên giá trị chuyển nhượng) kèm lệ phí trước bạ (0,5% trên giá trị giao dịch nhưng không quá 500 triệu đồng).
Có thể nói các chính sách thuế đối với thị trường bất động sản là khá đầy đủ. Việc thất thu ngân sách không nằm ở chỗ thiếu các chính sách thuế mà nằm ở chỗ có nhiều lỗ hổng trong việc kê khai thuế, giám sát việc kê khai thuế và minh bạch tài sản đóng thuế. Cần lấp các lỗ hổng này.
Hiện nay, việc minh bạch tài sản đối với người sở hữu hơn một bất động sản tại Việt Nam, đặc biệt là đối tượng quan chức, còn là một vùng tối do nguồn gốc hình thành tài sản khó có thể chứng minh đầy đủ và hợp pháp. Khi chưa có luật thuế tài sản, chưa phải đóng thuế, việc kê khai, minh bạch tài sản đã rất khó có thể kiểm soát. Nhiều người dùng các cách thức khác nhau để che giấu nên việc đánh thuế tài sản (nếu có) chắc chắn sẽ làm gia tăng động cơ che giấu tài sản nhiều hơn. Vậy vấn đề đầu tiên nếu muốn đánh thuế tài sản là cần phải nghĩ ra các biện pháp để kiểm soát việc công khai, minh bạch tài sản đối với người có nhiều tài sản giá trị. Khi việc minh bạch tài sản còn “tắc” thì khó có thể thu được gì.
Chưa cần đánh thuế tài sản, trước mắt, nếu để tăng thu ngân sách, chống thất thu thuế, Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan cần siết lại việc cho thuê, cho mượn, liên doanh, liên kết nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước. Việc này đang được nhiều đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thực hiện không đúng mục đích, sai quy định mà Nhà nước không thu được thuế chuyển quyền sử dụng đất hoặc thuế thu nhập cho thuê lại đất nhà nước (do “vỏ” là đơn vị nhà nước nhưng “ruột” là tư nhân). Những nơi thu được nguồn thuế này thì số thu cũng rất ít so với hợp đồng thực tế các bên đã ký với nhau. Nếu chưa xử lý nghiêm được các trường hợp này thì hàng triệu mét vuông tài sản công và hàng ngàn tỉ tiền thuế sử dụng đất sẽ “lọt lưới”, trong khi Nhà nước lại phải xây thêm nhiều chính sách mới nhằm tăng thu.
Đề xuất Chính phủ thành lập chi nhánh NHNN, bỏ quỹ ngoài ngân sách tại đặc khu kinh tế Các quỹ đầu tư phát triển và quỹ xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch theo dự thảo Luật đơn vị hành chính ... |
Bất động sản vùng ven TP.HCM 'cất cánh' nhờ hạ tầng Nhiều dự án giao thông mới được khánh thành đưa vào sử dụng, cùng hàng loạt dự án giao thông kết nối vùng tiếp tục ... |
Sẽ đánh thuế 1% của giá chuyển nhượng khi M&A Để ngăn chặn tình trạng khai sai số tiền chuyển nhượng vốn nhằm trốn tránh nghĩa vụ thuế của các tổ chức, cá nhân có ... |