|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Sẽ đánh thuế 1% của giá chuyển nhượng khi M&A

22:09 | 23/08/2017
Chia sẻ
Để ngăn chặn tình trạng khai sai số tiền chuyển nhượng vốn nhằm trốn tránh nghĩa vụ thuế của các tổ chức, cá nhân có chuyển nhượng vốn, cổ phần, Bộ Tài chính đề xuất luật hóa quy định đánh thuế 1% trên giá trị thương vụ (đối với doanh nghiệp) và 1% trên thu nhập (đối với cá nhân).
se danh thue 1 cua gia chuyen nhuong khi ma
Thương vụ Big C từng tốn khá nhiều giấy mực của báo chí về chuyện thu thuế chuyển nhượng. Ảnh minh họa: Minh Tâm

Mức chung 1% doanh thu cho mọi chuyển nhượng

Trong báo cáo định hướng sửa đổi, bổ sung Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) liên quan đến hoạt động chuyển nhượng vốn, Bộ Tài chính cho biết, Luật thuế TNDN hiện hành quy định Chính phủ quyết định việc tính thuế đối với hoạt động chuyển nhượng vốn của tổ chức nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam (tính theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu).

Tuy nhiên, văn bản quy phạm pháp luật hiện có ở lĩnh vực này là Nghị định số 12/2015/NĐ-CP, Chính phủ chưa định tỷ lệ phần trăm cụ thể. Vì lẽ này, Bộ Tài chính đang tạm hướng dẫn thu theo mức 20% trên thu nhập.

Vấn đề là, qua thực tế làm việc, cơ quan chức năng nhận thấy đa số các tổ chức nước ngoài khi chuyển nhượng vốn cho bên nước ngoài thường kê khai giá chuyển nhượng bằng giá vốn.

Vậy nhưng, Việt Nam lại chưa có cơ sở để kiểm chứng giá chuyển nhượng.

Vì vậy, thời gian qua, với rất nhiều thương vụ đình đám nhưng hầu như cơ quan thuế chỉ thu được thuế trên phần chênh lệch của tỷ giá hối đoái giữa thời điểm chuyển nhượng và thời điểm góp vốn!

Với thực tế này, Bộ Tài chính đề xuất, để đơn giản trong việc kiểm soát thu thuế, tránh thất thu ngân sách nhà nước, Chính phủ quy định tỷ lệ thu thuế đối với chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp nước ngoài có hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam luôn luôn là 1% trên doanh thu.

Riêng đối với chuyển nhượng hợp đồng dầu khí thì nghĩa vụ thuế từ chuyển nhượng quyền lợi tham gia hợp đồng dầu khí được thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.

Như thông tin Bộ Tài chính chia sẻ, trong thời gian vừa qua, có rất nhiều thương vụ mua bán, sáp nhập (M& A) diễn ra. Trong số này có thể kể đến thương vụ Tập đoàn TCC (Thái Lan) mua lại chuỗi Metro Cash & Carry tại Việt Nam từ nhà đầu tư Đức; Tập đoàn Central mua lại chuỗi Big C của nhà đầu tư Pháp. Hay mới nhất, cũng là một tập đoàn của Thái Lan, Siam City Cement mua lại cổ phần từ Tập đoàn LafargeHolcim để nắm giữ Holcim Việt Nam...

Ở các thương vụ này, sau nhiều tranh cãi, cơ quan thuế thu được hàng ngàn tỉ đồng tiền thuế TNDN. Tuy nhiên, đây là cả một quá trình với các đoàn thanh tra, kiểm tra, làm việc để tìm được tiếng nói chung.

Bởi lẽ, ngoài câu chuyện giá chuyển nhượng (thường được biết khi báo chí đưa tin) thì khúc mắc lớn phải giải quyết là các pháp nhân thực hiện chuyển nhượng nằm ngoài biên giới Việt Nam; các hiệp định tránh đánh thuế hai lần...

Lãnh đạo cơ quan thuế tại TPHCM cũng từng chia sẻ với TBKTSG Online rằng, tình trạng khai không đúng giá chuyển nhượng vốn diễn ra rất phổ biến. Cơ quan thuế thấy có phi lý nhưng lại khó khăn trong việc chứng minh nên không ít trường hợp đành phải chấp nhận những chuyển nhượng ngang giá này.

Cá nhân cũng phải đóng thuế 1%

Với các cá nhân có chuyển nhượng vốn, trong dự thảo Luật thuế TNCN sửa đổi lần này, Bộ Tài chính cũng đề xuất giải pháp chống thất thu.

Lâu nay, theo quy định hiện hành, “thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn được xác định bằng giá bán trừ giá mua và các khoản chi phí hợp lý liên quan”. Các cá nhân khi chuyển nhượng vốn thì nộp thuế TNCN mức 20% của khoản thu nhập phát sinh. Các cá nhân không cư trú nộp thuế với thuế suất 0,1% trên số tiền nhận được từ việc chuyển nhượng phần vốn.

Còn với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán, thu nhập chịu thuế được xác định là giá chuyển nhượng từng lần và mức thuế suất cá nhân phải đóng là 0,1%.

Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, thực tế là cơ quan thuế đang rất khó kiểm soát và thu thuế TNCN của cá nhân chuyển nhượng vốn. Nguyên nhân là không thể biết được giá chuyển nhượng và chi phí liên quan. Đại đa số các trường hợp đều khai chuyển nhượng ngang giá (tức không phát sinh thu nhập).

Còn theo ghi nhận của Cục Thuế TPHCM thì các cá nhân còn có chiêu né thuế khác. Đó là kê khai chuyển nhượng cổ phiếu để đóng thuế 0,1% giá chuyển nhượng, không kê khai theo hình thức chuyển nhượng vốn phải đóng 20% thu nhập phát sinh.

Chính vì vậy, để thống nhất với đề xuất đánh thuế TNDN mức 1% như đã nói ở trên, Bộ Tài chính cũng muốn đánh thuế TNCN với các cá nhân chuyển nhượng vốn là mức 1% trên giá chuyển nhượng vốn, thay vì 20% của thu nhập phát sinh khó xác định chính xác như lâu nay.

se danh thue 1 cua gia chuyen nhuong khi ma M&A tại Việt Nam sẽ thiết lập kỷ lục mới năm 2017

Việt Nam đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhờ những chính sách khuyến khích ...

se danh thue 1 cua gia chuyen nhuong khi ma Hàng loạt chính sách mới sẽ 'kích nổ' hoạt động M&A

Hành lang pháp lý thuận lợi với nhiều luật vừa mới ban hành hoặc đang được xây dựng sẽ cổ vũ cho guồng quay mới ...

se danh thue 1 cua gia chuyen nhuong khi ma Hoạt động M&A đứng trước rào cản thuế

Khi nhà đầu tư ngoại bỏ vốn vào Việt Nam, họ luôn tính xa đến câu chuyện thoái vốn trong tương lai sao cho thuận ...

Minh Tâm