|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Bộ Công thương đề xuất tiếp tục cho xuất khẩu gạo nếp

20:26 | 18/04/2020
Chia sẻ
Bộ Công thương vừa có văn bản hỏa tốc gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị tiếp tục cho xuất khẩu gạo nếp, tấm nếp.
Bộ Công thương đề xuất tiếp tục cho xuất khẩu gạo nếp - Ảnh 1.

Bộ Công thương đề xuất tiếp tục cho xuất khẩu gạo nếp không giới hạn Ảnh: Gia Hân

Văn bản số 2764 của Bộ Công thương gửi Thủ tướng Chính phủ ngày 17.4 ghi rõ, hàng năm, nếp (gạo nếp, tấm nếp) được gieo trồng tại nhiều tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhưng chủ yếu ở 2 tỉnh Long An và An Giang. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng nếp dự kiến năm 2020 ở 2 tỉnh này vụ đông xuân là 453.000 tấn, vụ hè thu là 276.000 tấn và vụ thu đông là 65.000 tấn.

Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu nếp đạt 72.476 tấn. Trước đó năm 2019, xuất khẩu nếp của Việt Nam đạt 297.405 tấn sang các thị trường Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Đài Loan...

Ngày 3.4 vừa qua, 2 tỉnh Long An và An Giang đã gửi các văn bản kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ cho phép xuất khẩu gạo nếp không hạn chế số lượng do người dân trong nước chủ yếu tiêu dùng gạo tẻ và gạo nếp hiện được sản xuất chủ yếu phục vụ xuất khẩu. Tại thời điểm báo cáo, tồn kho nếp của các doanh nghiệp xuất khẩu của Long An là 55.937 tấn.

Bộ Công thương ngày 16.4  cũng đã nhận được văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị cho phép xuất khẩu lượng gạo nếp của vụ đông xuân 2019-2020.

Hiện nay, trong số các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, có một số đơn vị chỉ xuất khẩu nếp hoặc coi nếp là mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Bên cạnh đó, Bộ Công thương cho rằng Danh mục hàng lương thực dự trữ quốc gia theo Nghị định 94/2013 của Chính phủ chỉ bao gồm thóc tẻ và gạo tẻ, không bao gồm thóc nếp, gạo nếp và tấm nếp. Có nghĩa là ngay cả trong tình huống đột xuất, cấp bách thì thóc nếp, gạo nếp và tấm nếp cũng không thuộc diện huy động vào dự trữ quốc gia.

Trên các cơ sở đó, Bộ Công thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép tiếp tục xuất khẩu nếp theo nhu cầu và không tính vào lượng hạn ngạch gạo được phép xuất khẩu trong tháng 4 và thời gian tới (trường hợp tiếp tục duy trì hạn ngạch xuất khẩu gạo).

Mai Phương

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.