|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Bộ Công Thương đề ra 5 nhiệm vụ chính trong 2020

13:41 | 27/12/2019
Chia sẻ
Kết thúc năm 2019 với 12/12 chỉ tiêu chung của Chính phủ đề ra đều đã đạt và vượt mức, Bộ Công Thương xác định mục tiêu không chỉ hoàn thành kế hoạch năm 2020 mà hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu của cả Chiến lược và Kế hoạch 5 năm..

Sáng ngày 27/12, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2010, với sự tham dự và chủ trì hội nghị của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Năm 2019, Bộ Công Thương đã đảm bảo tăng trưởng chung các chỉ tiêu của nền kinh tế, đặc biệt liên quan tới tái cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với năng lực cạnh tranh các ngành hàng, sản phẩm từ các khâu sản xuất vật chất đến phát triển thị trường, cũng như có sự ứng phó kịp thời trong bối cảnh hội nhập sâu rộng với thế giới của đất nước và cục diện phức tạp của khu vực, quốc tế. 

Bước sang 2020, tình hình quốc tế và khu vực được dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó khắn, cơ hội/thuận lợi và khó khắn/thách thức đan xen. Kinh tế và thương mại toàn cầu dự báo sẽ tăng trưởng chậm với nhiều rủi ro. 

2020 cũng là năm có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi kết thúc Chiến lược 10 năm của đất nước, cũng như trong Kế hoạch 5 năm của nhiệm kì của Chính phủ và Quốc hội. 

Vì vậy, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhận định với những kết quả có được trong những năm trước, cũng như tiếp tục trong năm 2020, mục tiêu không chỉ hoàn thành kế hoạch năm 2020 mà hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu của cả Chiến lược và Kế hoạch 5 năm. 

Theo đó, Bộ Công Thương đề ra 5 nhiệm vụ chính trong năm 2020:

Thứ nhất, tập trung giải quyết chuyển đổi cơ cấu công nghiệp, xuất nhập khẩu theo hướng bền vững.

Bộ Công Thương đã duy trì hàng loạt về chiến lược phát triển xuất nhập khẩu bền vững, tái cơ cấu công nghiệp, thương mại, dịch vụ theo hướng bền vững. Mặc dù, thời gian qua đã đạt nhiều tiến bộ, nhưng những việc tái cơ cấu này chưa triển khai kịp với tiến độ, chưa đạt được nền tảng hướng tới bền vững của khu vực và toàn cầu.

Bộ Công Thương đề ra 5 nhiệm vụ chính trong 2020 - Ảnh 1.

Toàn cảnh hội nghị tổng kết công tác năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2010 của ngành Công Thương. Ảnh: LL.

Liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu, dù có kết quả khả quan, phát triển mạnh mẽ, vượt bậc, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn của khu vực và thế giới, Bộ trưởng cho rằng xuất nhập khẩu còn nhiều chiều rộng, mức độ phát triển về chiều sâu chưa tương xứng với nỗ lực với yêu cầu. 

"Đặc biệt trong bối cảnh khi bảo hộ mậu dịch đang phát triển phức tạp, có nguy cơ làm cản trở sự hoàn thiện phát triển chống thương mại đa phương dựa trên luật lệ, cũng như tự do hóa thương mại hóa của toàn cầu hóa, chúng ta thấy yêu cầu bức thiết hơn bao giờ hết, phải tiếp tục phát triển bền vững thị trường nước ngoài, dựa trên cơ sở tăng cường năng lực cạnh trạnh trên cơ sở tái cơ cấu lại nền công nghiệp, để đảm bảo khả năng tham gia thị trường quốc tế một cách bền vững", theo Bộ trưởng.

Thứ ba, vai trò của thị trường trong nước sẽ ngày càng khẳng định trong năm tới. Điều này thấy rõ dư địa, sức sống nội nhu trong phát triển kinh tế.

"Đặc biệt hình thành các trung tâm logistics lớn, với sự tham gia của các địa phương, các khu vực doanh nghiệp cũng như mối quan hệ hợp tác quốc tế ở nhiều cấp độ, nhiều bình diện sẽ là nền tảng tiếp tục tháo gỡ những khó khăn rào cản, thúc đẩy cho phát triển nội nhu cũng như đóng góp vào phát triển giao thương quốc tế của Việt Nam", Bộ trưởng lưu ý.

Thứ 4, ngành Công Thương thực sự tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong quá trình nâng cao năng suất chất lượng của nền kinh tế, đặc biệt là ứng dụng khoa học công nghệ trong quá trình sản xuất kinh doanh và quá trình chuyển đổi số của nền kinh tế. 

Trong đó, chuyển đổi số trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ là nền tảng, vai trò quan trọng để đảm bảo tránh khỏi bẫy thu nhập trung bình, cũng như tạo điều kiện cho đất nước chuyển hướng mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 

Cuối cùng, việc triển khai thực hiện tốt các cam kết hội nhập, đặc biệt là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, gắn vào Chương trình phổ biến kiến thức, tăng cường năng lực thể chế, cũng như tiếp tục hỗ trợ và tạo ra tương tác giữa khu vực công và tư một cách hiệu quả trong các lĩnh vực về hội nhập. 

Lyly Cao