|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Biến đổi khí hậu dự đoán thay đổi dữ dội ngành thủy sản nước Mỹ

10:00 | 06/12/2018
Chia sẻ
Báo cáo về biến đổi khí hậu cho thấy, 86% hệ sinh thái biển toàn cầu sẽ trải qua điều kiện nhiệt độ, sự acid hóa chưa từng thấy đối với những loài hiện đại.

Ảnh hưởng của nồng độ cacbon đến biến đổi khí hậu và đại dương

Gia tăng nhiệt độ, acid hóa đại dương, giảm nồng độ oxy là những hệ quả của biến đổi khí hậu dự báo sẽ gây ra những thiệt hại nghiêm trọng nhất đối với kinh tế biển trên thế giới, theo báo cáo Đánh giá Khí hậu Quốc gia của Chương trình Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu Toàn cầu Mỹ hôm 23/11.

Chương trình quốc gia đưa ra báo cáo bắt buộc bởi Quốc hội, nhằm liên kết nghiên cứu với cquốc gia, đầu tư tìm hiểu những tác nhân định hình môi trường toàn cầu, ảnh hưởng của chúng lên xã hội.

Tổng hợp bởi những nhà khoa học hàng đầu nước Mỹ tại 13 cơ quan, báo cáo này vẽ nên một bức tranh khủng khiếp về tương lai của ngành thủy sản nước Mỹ và trên toàn cầu khi biến đổi khí hậu tiếp tục tăng cao.

Báo cáo nêu, với “độ tin cậy rất cao” rằng thế giới sẽ phải chịu đựng “sự mất mát của môi trường sống mẫu mực và giá trị cao”.

Đồng thời, cho biết rằng việc hủy hoại hệ sinh thái đang ngày càng mạnh mẽ bởi sự ấm lên của trái đất, acid hóa đại dương, giảm oxy; và những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khác sẽ dẫn đến biến đổi lớn trong cơ cấu loài, cấu trúc mạng lưới thức ăn.

Thực tế, những biến đổi này cũng đang gây ra thay đổi đáng kể trong môi trường biển, đặc biệt là những môi trường nóng nhất và lạnh nhất.

“Điều kiện nóng lên, quá trình acid hóa, giảm oxy trong nước biển sẽ cộng hưởng với những áp lực khác như ô nhiễm hay đánh bắt quá độ”, báo cáo viết.

“Những biện pháp bảo tồn như nỗ lực bảo vệ những cá thể lớn hơn trong loài, giữ lượng cá tốt, và đưa ra khu vực bảo vệ biển có thể tăng sức đề kháng đối với ảnh hưởng của khí hậu.

Tuy nhiên, những cách tiếp cận này rất hạn chế, khi chúng không đưa ra được căn cơ của nguyên ngân ấm lên, acid hóa hay giảm oxy. Ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy biến đổi hệ sinh thái có thể bị loại bỏ bằng cách giảm lượng CO2 trên toàn cầu”.

bao cao bien doi khi hau du doan thay doi du doi cua kinh te bien mi

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngư nghiệp trên toàn cầu

Nói đến ngư nghiệp, khó dự đoán chính xác được mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Báo cáo ghi chú sự khác nhau về cách các loài phản ứng với điều kiện vật lí biến đổi, có thể thay đổi đáng kể trong sự phong phú giống loài, và những nơi chúng di chuyển đến trong tương lai.

Báo cáo chỉ ra 86% hệ sinh thái biển toàn cầu sẽ trải qua điều kiện nhiệt độ, sự acid hóa chưa từng thấy đối với những loài hiện đại.

“Thay đổi trong sinh sản, giao lưu quần thể, các cá thể sống sót, và trong một số trường hợp, sự di cư của những loài mục tiêu theo điều kiện nhiệt độ sẽ dẫn đến sự thay đổi trong phân bổ nhiều loài cá và loài không xương có giá trị thương mại, giải trí cao, với phần lớn di chuyển về phía cực hoặc những vùng nước sâu khi nước ấm dần lên”, báo cáo nêu.

Đáng cảnh báo hơn, các nhà khoa học đang không thể dự đoán được liệu loài nào sẽ sống sót được sau những tình trạng biến đổi mạnh mẽ thế này trong dài hạn.

“Chúng ta biết rất ít về khả năng thích nghi của các loài, và liệu tốc độ thích nghi này có đủ nhanh để bắt kịp mức độ thay đổi chưa từng có đối với môi trường”, báo cáo cho biết.

Nhiệt độ đại dương tăng làm giảm sản lượng thủy sản một số vùng

Báo cáo dự đoán, sự gia tăng nhiệt độ đại dương sẽ giảm tiềm năng đánh bắt ở khu vực Mỹ, trừ Alaska. Tiềm năng đánh bắt tại Hawaii và các đảo Thái Bình Dương, Caribe, và Vịnh Mexico dự báo giảm khoảng 10 - 47% so với giai đoạn 1950 - 1969.

Bờ Đông nước Mỹ dự kiến giảm 20 - 30% lượng tiềm năng đánh bắt , bao gồm một số loài hỗ trợ cho ngư nghiệp rất giá trị và đặc thù như cá tuyết Đai Tây Dương, sò điệp, tôm Mỹ.

Ở bờ Tây nước Mỹ, tiềm năng đánh bắt ước giảm đến 10%. Cá hổi giảm 22% ở bang Washington vào cuối thế kỉ, tương đương khoảng 3 tỉ USD.Báo cáo cũng cho rằng biến đổi khí hậu làm giảm lượng cá tuyết tại Vịnh Maine và Vịnh Alaska.

Ngược lại, tiềm năng đánh bắt cá của vịnh Alaska tăng lên khoảng 10%, Sẽ có thêm những loài mới di cư vào vùng biển nóng, với cá Minh Thái tại eo biển Bering, một trong những ngư trường lớn nhất Mỹ.

Mặt khác, quá trình acid hóa dại dương sẽ ảnh hưởng tiêu cực lên những loài thương mại quan trọng như cua Tanner, cua vua đỏ, và cá hồi hồng.

Báo cáo cũng ghi chú những sự kiện bất thường liên quan đến khí hậu sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ với ngành ngư nghiệp.

Ví dụ, một đợt nóng trên đại dương Vịnh Maine năm 2012 khiến cho khai thác tôm tăng đỉnh sớm hơn một tháng so với bình thường.

Đợt nóng với tên “Blob” xuất hiện tại Thái Bình Dương từ 2014 - 2015 làm tảo độc bùng phát, dẫn đến việc đóng cửa ngư trường cua Dungeness ở Bờ Tây, và ảnh hưởng ra đa và đợt di chuyển cá hồi Chinook.

Hơn 90% lượng nhiệt dư thừa từ khí thải carbon được đưa vào đại dương

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đang được cảm nhận đặc biệt rõ ràng ở các đại dương trên thế giới, báo cáo viết, khi hơn 90% lượng nhiệt dư thừa từ khí thải carbon được đưa vào đại dương.

Trên toàn cầu, nhiệt độ bề mặt đại dương tăng lên gần 1,3 độ F trong thế kỉ qua và dự đoán sẽ tăng cao, nhanh hơn trong những thập niên tới đây.

Khi đại dương nóng lên, nước biển nở ra, khiến cho mực nước tăng lên, nó sẽ mất khả năng giữ khí bao gồm oxy.

Phản ứng với câu hỏi của truyền thông về báo cáo, tổng thống Donald Trump nói rằng ông không tin vào kết quả của báo cáo 1.600 trang này.

“Tôi không tin nó”, ông nói khi được hỏi về kết quả trên báo cáo, theo USA Today.

Ông Trump nói rằng báo cáo không có ý nghĩa đối với nước Mỹ để phải đưa ra những bước đi mạnh mẽ nhằm chống lại biến đổi khí hậu, trong khi các quốc gia khác như Trung Quốc và Nhật Bản không làm như vậy.

Thành Nguyên

Khối ngoại chưa dừng bán ròng tuần VN-Index hồi phục
Bất chấp xu hướng hồi phục của TTCK, NĐT nước ngoài đẩy mạnh bán ròng gần 5.200 tỷ đồng trên HOSE. Điểm sáng là trong phiên cuối tuần khối ngoại đảo chiều mua ròng nhẹ hơn 31 tỷ đồng. Đây là phiên mua ròng đầu tiên sau 21 ngày bán ròng liên tiếp.