Biến đổi khí hậu đang đe dọa tới ngành lúa gạo của Bangladesh
Lũ lụt thường xuyên với nước mặn đã thúc đẩy nông dân ở Bangladesh chuyển từ trồng lúa sang nuôi tôm và các loại hải sản khác, nhưng không phải tất cả cư dân ven biển có thể duy trì sinh kế nông nghiệp của họ, bà Joyce Chen, đồng tác giả của nghiên cứu tại Đại học bang Ohio, cho biết.
"Thật không may, điều này có thể là thử thách lớn nhất đối với các gia đình nông dân có nguồn lực ít nhất để bắt đầu sự thay đổi", bà Chen, giáo sư về kinh tế nông nghiệp, môi trường và phát triển, nói.
Bà Chen và đồng tác giả, Valerie Mueller của Đại học bang Arizona và Viện Nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế, đã cùng nhau tập hợp rất nhiều dữ liệu về kinh tế xã hội, dân số, địa lý và biến đổi khí hậu để tạo ra mô hình cho phép họ để tính toán sự thay đổi dân số dựa trên việc nước biển dâng tới đất nông nghiệp ven biển và theo đó, làm tăng độ mặn trong đất.
Đất mặn cản trở sự tăng trưởng của cây lúa và hầu hết các loại cây trồng khác.
Các nhà nghiên cứu phát hiện tiềm năng nông nghiệp bị mất đi với độ mặn trong đất tăng lên sẽ là nguyên nhân dẫn tới một sự di cư lớn. Theo các nhà nghiên cứu, một trang trại được dự báo mất 21% doanh thu cây trồng mỗi năm khi đối mặt với sự nhiễm muối.
Ảnh minh họa. |
Trong 120 năm tới, các cộng đồng ven biển, nơi cư trú của 1,3 tỷ người sẽ bị ngập với nước biển, theo dự báo khoa học. Điều này khiến khoảng 40% các cánh đồng nông nghiệp của Bangladesh rơi vào tình trạng nguy hiểm. Và cư dân vùng ven biển đang thường xuyên phải đối mặt với lũ lụt từ việc nước biển dâng cao và thích ứng với môi trường mới.
"Nhiều nông dân đã chuyển đổi một số hoạt động của họ sang nuôi trồng thủy sản, nuôi tôm và cá, những loại hoạt động tốt trong nước lợ, hoặc hơi mặn", bà Chen nói.
Theo nghiên cứu, khi độ mặn của đất di chuyển từ thấp đến cao, tỷ trọng thu nhập của nông nghiệp từ nuôi tôm và thủy sản khác tăng lên gần 60%,. Tuy nhiên, chuyển đổi từ gạo sang nuôi trồng thủy sản không phải là một nỗ lực đơn giản hay rẻ tiền, nhiều hộ nông dân không có đủ khả năng để thực hiện sự thay đổi trên quy mô lớn, bà Chen cho biết thêm.
Sự chuyển đổi từ gạo sang hải sản cũng là thách thức đối với những người muốn giảm sự xâm lấn của nước biển, vì những người nuôi tôm và các thủy sản khác đang cần và muốn nước mặn để duy trì sinh kế của họ.
Một phát hiện khác được tìm ra trong nghiên cứu là, trong khi di cư nội địa có thể tăng khoảng 25%, di cư ra nước ngoài ước tính giảm 66% do độ mặn của đất tăng lên hỗ trợ việc nuôi trồng thủy sản tạo ra công việc có khả năng giữ cư dân Bangladesh lại trong nước.
Mực nước biển dâng cao và tần suất các cơn bão thảm khốc tăng lên chắc chắn sẽ khiến Bangladesh dễ bị mất đất ven biển, được dự báo sẽ biến mất với tốc độ 10 - 18 mm mỗi năm, nghiên cứu cho biết.
Xem thêm |