|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Xu hướng học đầu tư chứng khoán trên TikTok của giới trẻ

07:30 | 02/08/2022
Chia sẻ
Những video Tiktok gắn hashtag (#) đầu tư, tài chính thu hút hàng trăm triệu lượt xem của giới trẻ. Tuy nhiên, các chuyên gia từng đưa ra cảnh báo về những 'nhà đầu tư không chuyên' trên nền tảng video âm nhạc và mạng xã hội của Trung Quốc.
Bí kíp tài chính của những 'nhà tư vấn' không chuyên trên Tiktok - Chân ái của Gen Z và Millennials - Ảnh 1.

Chủ sở hữu blog tài chính cá nhân No Money Lah người Malaysia - Chin Yi Xuan (26 tuổi) đang có hơn 3.000 người theo dõi trên TikTok. (Ảnh: Handout).

Theo South China Morning Post (SCMP), Alex Rawi Ruto, một học sinh trung học 16 tuổi tại Jakarta (Indonesia) đã trích 100.000 rupiah (7 USD) hằng tháng để đầu vào Bibit và kiếm được 34.000 rupiah. Khi bước sang tuổi 17, cậu có kế hoạch sẽ chuyển sang đầu tư chủ yếu vào các cổ phiếu riêng lẻ.

Cậu cho biết rằng mình vẫn đang nghiên cứu và tìm hiểu thêm về chứng khoán nhằm biến chúng thành nguồn thu nhập thụ động giúp cậu có thể độc lập về tài chính trong tương lai.

Để đạt được mục tiêu của mình Alex tích cực khai thác các nguồn thông tin trong đó có những video hướng dẫn tài chính trên Tiktok. Nền tảng này có rất nhiều video ngắn kéo dài dưới 60 giây chứa đựng vô số thông tin liên quan đến lĩnh vực đầu tư.

Ban đầu, TikTok chỉ là một nền tảng giải trí được thiết kế cho giới trẻ dùng để chia sẻ các video hát nhép. Nhưng nhờ sự phát triển không ngừng, TikTok ngày càng đa dạng về nội dung. Các video gắn hashtag đầu tư trên nền tảng này đã thu hút hơn 1,06 tỷ lượt xem, trong khi các video có hashtag tài chính ghi nhận khoảng 1,1 tỷ lượt xem.

Gen Z và Millennials trở thành mục tiêu của những chuyên gia tài chính online

Những "chuyên gia" tài chính này đã từng gắn bó với Instagram và YouTube nhưng họ đã tìm thấy lượng khán giả khổng lồ khi chuyển sang sản xuất nội dung tại Tiktok. Bên cạnh đó, hình thức làm việc tại nhà trong đại dịch COVID-19 đã khiến mọi người tập tành làm quen với thị trường chứng khoán, quỹ tương hỗ, cổ phiếu, quỹ bất động sản (REIT) và quỹ hoán đổi (ETF).

Một nghiên cứu được thực hiện bởi công ty môi giới toàn cầu Tiger Broker do Xiaomi hậu thuẫn cho thấy 35% Gen Z trên thế giới đang đầu tư vào REIT và ETF, trong khi 45% còn lại chọn cổ phiếu blue-chip như Apple, Boeing và Carnival.

Để thúc đẩy làn sóng đầu tư chứng khoán trong giới trẻ, nhiều công ty môi giới trực tuyến đã bắt đầu đa dạng hoá chính sách ưu đãi. Trong đó, nhà môi giới dựa trên ứng dụng di động Robinhood đang cung cấp dịch vụ miễn phí với số dư tối thiểu là 0 USD.

Samuel Rhee, Giám đốc đầu tư của công ty tư vấn tài chính Endowus (Singapore) cho biết: "Sự tiện lợi và các ưu đãi chi phí thấp của những công ty môi giới trực tuyến đã lôi kéo được những nhà đầu tư trẻ tuổi."

Từ tháng 3 đến 4 năm nay, số lượng tài khoản mới trên các nền tảng môi giới Internet như Tiger Broker (hoạt động chủ yếu tại Singapore, Indonesia và Malaysia) đã tăng gấp đôi, trong đó, Millennials chiếm 65%. Bên cạnh đó, thị trường cũng chứng kiến sự nổi lên của một số nền tảng chia sẻ kinh nghiệm, chiến lược giao dịch như eToro.

Ang Swee Hoon, phó giáo sư tại Trường Kinh doanh Đại học Quốc gia Singapore cho biết, Millennials sẽ trở thành đối tượng mục tiêu của thị trường khi ngày càng có nhiều người trong độ tuổi này quan tâm đến việc đầu tư.

Bên cạnh đó, sự bùng nổ của các chuyên gia tài chính trực tuyến đã gây ra không ít lo ngại. Ủy ban Chứng khoán Malaysia tuần này đã đưa ra một tuyên bố về "lời khuyên hợp pháp", đồng thời nhấn mạnh rằng các chuyên gia tài chính không chuyên đang lợi dụng các nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm.

Đại dịch COVID-19 chính là cuộc khủng hoảng tài chính đâu tiên mà Gen Z phải trải qua và đây cũng giai đoạn giúp thế hệ này hiểu hơn cách đầu tư và kiếm tiền bền vững.

Bí kíp tài chính của những 'nhà tư vấn' không chuyên trên Tiktok - Chân ái của Gen Z và Millennials - Ảnh 2.

Tiktoker Peter Yong, người sáng lập Mr Money TV, một trong những kênh giáo dục tài chính đầu tiên ở Malaysia. (Ảnh: Handout).

Peter Yong, người sáng lập Mr Money TV, một trong những kênh giáo dục tài chính đầu tiên ở Malaysia chia sẻ: "Nhiều người thất nghiệp và không thể hoàn thành được dự định của mình, họ đã quyết định chuyển đến một quốc gia khác để du lịch, nghiên cứu và thậm chí là sinh sống. Theo đó, để duy trì được cuộc sống và sở thích, họ phải suy nghĩ nhiều hơn về vấn đề tài chính. "

Chỉ cần chia sẻ những kiến thức tài chính cơ bản

Yong có hơn 36.600 người đăng ký trên YouTube và 5.000 người theo dõi trên Instagram và một tài khoản TikTok tròn một tháng tuổi. Yong cho biết anh nhận được rất nhiều câu hỏi về các chương trình đầu tư của chính phủ và cách thức hoạt động của các nền tảng môi giới internet như eToro:

"Rất nhiều người quan tâm đến về vấn đề an ninh và muốn học thêm về đầu tư. Vì thế, những người như chúng tôi ở đây để giúp đỡ họ và làm cho việc giáo dục tài chính trở nên thú vị, dễ hiểu hơn".

Tham gia TikTok vào tháng 9 vừa qua, chủ sở hữu blog tài chính cá nhân No Money Lah người Malaysia - Chin Yi Xuan (26 tuổi) đang có hơn 3.000 người theo dõi trên TikTok bằng việc trả lời các câu hỏi về các chủ đề liên quan đến cố vấn robot và cổ tức chia sẻ:

"Tôi muốn thử nghiệm với việc đăng tải nội dung liên quan đến tài chính trên nền tảng này. Tôi biết TikTok đang thịnh hành và mong muốn khám phá khả năng của nó cũng như hiểu hơn đối tượng khán giả đang sử dụng TikTok."

Những nhà sáng tạo nội dung tài chính khác hy vọng có thể biến mạng xã hội thành công cụ truyền tải kiến thức tài chính cho giới trẻ nhờ vào sức hấp dẫn của những video clip dạng ngắn trên TikTok.

Bí kíp tài chính của những 'nhà tư vấn' không chuyên trên Tiktok - Chân ái của Gen Z và Millennials - Ảnh 3.

Tiktoker Nigel Ng (21 tuổi), sinh viên chuyên ngành kinh doanh tại Đại học Quốc gia Singapore. (Ảnh: SCMP).

Nigel Ng (21 tuổi) sinh viên chuyên ngành kinh doanh tại Đại học Quốc gia Singapore cho biết: "Trước đó, tôi chỉ đăng nội dung liên quan đến đầu tư trên Instagram với mục tiêu khơi dậy sự tò mò trong giới trẻ. Những video thu về nhiều lượt xem nhất của tôi hầu như chỉ chia sẽ kiến thức cơ bản và đơn giản như 'Cổ phiếu là gì?' hoặc 'Tại sao bạn không nên gửi tiền ngân hàng'."

Tuy nhiên, các học giả và chuyên gia cảnh báo rằng các nhà đầu tư trẻ tuổi nên nên cẩn trong với những thông tin họ nhận được từ các cố vấn tài chính trực tuyến không chuyên.

Không có con đường tắt nào dẫn đến sự thành công trong lĩnh vực đầu tư

Từ Trường Kinh doanh NUS, Ang cho rằng: "Millennials bị hấp dẫn bở thông tin đầu tư bởi vì họ sống trong một thế giới ngập tràn những kiến thức trực tuyến. Do đó, họ cần phải rèn luyện khả năng sàng lọc thông tin."

Đến từ Endowus, Rhee đã đưa ra lời khuyên dành riêng cho các nhà đầu tư trẻ: "Không có con đường tắt nào dẫn đến sự thành công trong lĩnh vực đầu tư. Đó là sự thật. Đầu tư đòi hỏi sự kiên nhẫn và một quan điểm chắc chắn. Nó cần một ít hoài nghi và thận trọng và cách kiếm tiền dễ dàng chỉ thu được lợi ích ngắn hạn."

Quỳnh Hoa