|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Bất động sản khu công nghiệp Việt hút khách nhờ 'giá bèo'?

16:56 | 15/07/2018
Chia sẻ
Bất động sản khu công nghiệp Việt Nam đang trỗi dậy với việc dịch chuyển sản xuất từ các nước khác sang Việt Nam vì chi phí sản xuất thấp hơn, chỉ dưới 1 USD/giờ.
bat dong san khu cong nghiep viet hut khach nho gia beo Thị trường bất động sản khu công nghiệp 'phất' lên nhờ CPTPP
bat dong san khu cong nghiep viet hut khach nho gia beo Bất động sản khu công nghiệp ăn theo FDI
bat dong san khu cong nghiep viet hut khach nho gia beo
Ảnh minh họa

Thị trường bất động sản khu công nghiệp Việt Nam bắt đầu hình thành với sự ra đời đầu tiên của Khu công nghiệp Biên Hoà 1 vào năm 1968. Sau đó, thị trường này liên tục phát triển và hoàn thiện các loại hình gồm: đất công nghiệp, nhà xưởng xây sẵn, nhà kho và các bất động sản hậu cần khác.

Đến năm 2018, Việt Nam đã có 80.000 ha đất dành cho phát triển khu công nghiệp tập trung tại ba khu chính, bao gồm: Khu kinh tế trọng điểm miền Bắc, miền Trung và miền Nam.

Tại Báo cáo thị trường bất động sản của JLL Việt Nam quý II/2018, JLL Việt Nam cho rằng, bất động sản khu công nghiệp Việt Nam đang có sức hút mạnh mẽ với các nhà đầu tư nước ngoài muốn dịch chuyển sản xuất từ các nước khác sang Việt Nam.

Nguyên nhân khiến cho bất động sản khu công nghiệp Việt Nam trỗi dậy đó chính là chi phí sản xuất thấp hơn, chỉ dưới 1 USD/giờ, thấp nhất trong ASEAN và thấp hơn cả Trung Quốc, trong khi tại Trung Quốc chi phí giá đất đang tăng cao và chuyển sang lắp ráp sản phẩm công nghệ cao là chính…

Chính phủ Việt Nam cũng như chính quyền nhiều địa phương có nhiều ưu đãi đối với các nhà đầu tư ngoại vào khu công nghiệp, khu chế xuất như: miễn Visa cho các chuyên gia nước ngoài làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất; Ưu đãi thuế đất; Cơ chế hải quan 1 cửa nhanh chóng…

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng sở hữu một vị trí chiến lược, nằm giữa Trung Quốc và Singapore với 3.260 km đường bờ biển, tiếp giáp với biển Đông, một trong những khu vực giao thương đường biển trọng yếu của thế giới.

Khoảng 40% lượng hàng hóa vận chuyển từ Ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương sẽ đi qua khu vực biển Đông này để đến được Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ. Rất nhiều chuyên gia cho rằng thị trường logistics sẽ phát triển “nổi bật” trong vòng 5-10 năm nữa.

Ngoài ra, lợi nhuận trên chi phí (YOC) khá cao từ 11-12% so với các nước trong khu vực khiến cho việc đầu tư sản xuất kinh doanh tại Việt Nam khá hấp dẫn.

bat dong san khu cong nghiep viet hut khach nho gia beo
Bảng các yếu tố đầu tư - Nguồn: JLL

Tuy nhiên, những rào cản cho phát triển khu công nghiệp cũng như bất động sản phục vụ lĩnh vực này là cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng cho tiềm năng phát triển công nghiệp sản xuất.

Thời gian vận chuyển hàng hoá tại Việt Nam lâu hơn các nước khác 62 giờ, lên tới 102 – 160 giờ

Một mấu chốt nữa, dù chi phí nhân công thấp nhưng kỹ năng lao động cũng rất thấp so với các nước trong khu vực.

Do đó, phát triển bất động sản khu công nghiệp tại Việt Nam đang trong giai đoạn sơ khai giống Thái Lan

Ông Greg Ohan, Phó Tổng Giám đốc BW Industrial, nhà phát triển bất động sản công nghiệp cho thuê lớn nhất Việt Nam, cho biết vấn đề hiện nay nhiều cảng biển được xây dựng tại Việt Na đang lãng phí công suất là chưa hiểu đúng. Chẳng hạn, cảng Cái Mép xây sau để giảm tải cho cảng Cát Lái, từ thực tế đó cảng Cái Mép được xây dựng phục vụ cho xuất khẩu.Trong tương lai, những công năng của các cảng biển sẽ được khai thác hết.

Xem thêm

Hoàng Anh