Bất chấp thuế quan, Trung Quốc không tránh khỏi phải nhập khẩu một số hàng hóa từ Mỹ
Trung Quốc miễn thuế nhập khẩu nông sản cho 5 nước châu Á | |
Tổng thống Trump dọa trả đũa bằng thuế nhập khẩu áp lên 200 tỷ USD hàng Trung Quốc |
Mức thuế này, được chính quyền Bắc Kinh áp lên hàng hóa trị giá 34 tỷ USD, một phần sẽ nhắm vào một số mặt hàng lớn của Mỹ, gồm đậu nành, xe điện, hải sản và thịt heo. Một danh sách các mặt hàng chịu thuế quan khác được công bố một ngày sau đó gồm cả dầu thô.
Ngoài mặt, quyết định hướng mục tiêu vào hàng hóa của chính quyề Bắc Kinh có thể là một động thái mang tính chiến lược: Theo định nghĩa, hàng hóa có thể thay thế được, vì vậy thị trường Trung Quốc có thể chuyển đổi hàng nhập khẩu từ Mỹ sang những quốc gia khác. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, điều đó có thể không mấy khả thi đối với Trung Quốc.
“Bức tranh có vẻ nan giải hơn”, ông Caroline Bain, chuyên gia tư vấn nghiên cứu kinh tế hàng đầu của Capital Economic cho biết.
Ảnh: Daniel Acker/Bloomberg/Getty Images |
Lấy đậu nành làm ví dụ.
Xuất khẩu của Mỹ chiếm 40% tổng lượng đậu nành giao dịch quốc tế. Trung Quốc, trong khi đó, nhập khẩu khoảng 60% tổng lượng đậu nành trên thị trường toàn cầu. Nói cách khác, Mỹ đã trở thành một nhà cung cấp quan trọng đối với Trung Quốc, nhưng mức thuế ngày 6/7 của Bắc Kinh sẽ gồm 25% thuế quan đối với đậu nành Mỹ.
Brazil đã cung cấp gần một nửa lượng đậu nành nhập khẩu của Trung Quốc, và người mua tại thị trường lớn nhất thế giới đang mua nhiều và sớm hơn từ quốc gia Nam Mỹ này trong năm 2018.
Theo Reuters, trong những dấu hiệu gợi ý Trung Quốc đang lên kế hoạch tăng cường mua đậu nành từ các nước khác để giải quyết vấn đề nguồn cung từ Mỹ, chính quyền Bắc Kinh cho biết sẽ loại bỏ thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, gồm đậu nành, từ 5 quốc gia láng giềng châu Á.
Giá đậu nành giao sau trên sàn giao dịch hàng hóa Chicago đã giảm khoảng 6% kể từ khi tin tức về vòng căng thẳng thương mại mới nhất lan truyền.
Ông Bain cũng nhận định, mặc dù nhiều người đã nói về vấn đề giá đậu nành giảm, sự sụt giảm cũng được ghi nhận đối với giá các loại hàng hóa do lo ngại đối với một cuộc chiến thương mại toàn diện giữa chính quyền Washington và Bắc Kinh.
Dỡ container tại cảng Everglades, Florida. Ảnh: Getty Images. |
Trên thực tế, đã có một số thay đổi đáng kể về mặt hàng. Xuất khẩu hàng khô từ Mỹ đến Trung Quốc đã giảm trong thời gian gần đây, nhưng dường như đây chỉ là sự suy yếu theo mùa, nhà cung cấp dữ liệu vận chuyển VesselsValue cho biết. Hàng khô gồm ngũ cốc và đậu nành.
Cuối cùng, Trung Quốc chỉ có thể mua nhiều hơn từ Brazil, hoặc thế giới, không có nguồn cung từ Mỹ, và xuất khẩu đậu nành từ phần còn lại của thế giới sẽ không thể đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc. Brazil cũng không thể xuất khẩu nhiều hơn nữa vì ngành chăn nuôi lớn của họ cũng cần đậu nành.
Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ, Trung Quốc dự kiến nhập khẩu 103 triệu tấn đậu nành trong năm tiếp theo bắt đầu vào ngày 1/9. Không tính Mỹ, phần còn lại của thế giới chỉ xuất khẩu khoảng 100 triệu tấn. Vì vậy, ít nhất, Trung Quốc sẽ phải mua vài triệu tấn trong số 62 triệu tấn đậu nành xuất khẩu của Mỹ.
Tuy nhiên, hồi tháng 5, Trung Quốc cho biết sẽ giảm khối lượng nhập khẩu đậu nành lần đầu tiên sau 15 năm trong năm tài chính tiếp theo xuống còn khoảng 96 triệu tấn. Điều đó nghĩa là người nông dân sẽ phải tìm nguồn thức ăn chăn nuôi thay thế.
"Tất nhiên, người nông dân có thể thay thế bột đậu nành bằng ngũ cốc trong thức ăn chăn nuôi, nhưng điều này không lý tưởng vì hầu hết các loại ngũ cốc có hàm lượng protein thấp. Như vậy, một số hàng hóa phải nhập khẩu từ Mỹ là không thể tránh khỏi, ít nhất là bây giờ", ông Bain nói thêm, lưu ý rằng thuế quan có thể cuối cùng chỉ gây ra gián đoạn - không chỉ đối với Mỹ, mà còn cho Trung Quốc.
Mặc dù vậy, tất cả những điều này sẽ được khắc phục với một thỏa thuận giữa hai siêu cường quốc.
Năng lượng
Các mức thuế tiềm năng đánh lên sản phẩm năng lượng mang lại sự rõ ràng hơn về việc Trung Quốc không muốn thực hiện các động thái trả đũa đối với các mặt hàng cấp cao của mình.
Danh sách những mặt hàng xuất khẩu của Mỹ sẽ trở thành mục tiêu tiếp theo đáng chú ý gồm cả khí thiên nhiên. Theo ông Bain, điều này thực chất không có ý nghĩa vì không có đường ống dẫn khí giữa Mỹ và Trung Quốc.
Tuy nhiên, đáng chú ý là Trung Quốc không nhắm tới khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).
"Nhu cầu LNG đang tăng nhanh ở Trung Quốc (và) Mỹ sẽ là nguồn cung cấp tăng trưởng quan trọng trong năm 2018 và 2019", ông Nicholas Browne, người đứng đầu phòng khí đốt và LNG châu Á - Thái Bình Dương tại Wood Mackenzie cho biết.
Các chuyên gia phân tích nhận định, chính quyền Bắc Kinh đang tìm cách đẩy mạnh việc giảm ô nhiễm không khí do than đá, thay vào đó chuyển sang khí đốt cho các nguồn năng lượng. Thuế quan nhắm vào LNG của Mỹ sẽ đẩy chi phí lên và có khả năng hạn chế sự sẵn có của sản phẩm tại Trung Quốc.