|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

[Báo cáo] Thị trường gạo quý III: Ấn Độ nới lỏng xuất khẩu gạo, Việt Nam có bị ảnh hưởng?

15:04 | 21/10/2024
Chia sẻ
Việc Ấn Độ dỡ bỏ các hạn chế xuất khẩu gạo được cho là sẽ không tác động trực tếp đến xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam. Tuy nhiên, động thái này đang tác động gián tiếp lên thị trường thông qua việc nguồn cung toàn cầu đối với gạo tăng lên làm giảm giá gạo quốc tế.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết, ngày 28/9, Ấn Độ đã dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu kéo dài 14 tháng đối với gạo trắng không phải basmati, loại gạo được giao dịch nhiều nhất trên toàn cầu.

Ngoài ra, Ấn Độ đã loại bỏ giá xuất khẩu tối thiểu (MEP) đối với gạo basmati và giảm thuế xuống còn 10% đối với xuất khẩu lúa, gạo lứt và gạo đồ.

Lệnh cấm xuất khẩu đột ngột của Ấn Độ vào ngày 20/7/2023 đã có tác động sâu rộng đến giá gạo xuất khẩu toàn cầu, đẩy giá lên mức cao nhất trong 15 năm. Với việc dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng không phải basmati vào tháng trước, chính phủ Ấn Độ cũng đã thiết lập MEP ở mức 490 USD/tấn.

Báo giá xuất khẩu của Ấn Độ hiện ở mức xấp xỉ mức này, tương đương với mức giá lần cuối được niêm yết vào tháng 7/2023.

Trong khi đó, giá xuất khẩu từ các nước khác đã giảm mạnh và một số đã giảm xuống dưới 500 USD/tấn lần đầu tiên kể từ tháng 7/2023. Pakistan, quốc gia có lượng xuất khẩu tăng vọt trong thời gian lệnh cấm của Ấn Độ, cũng đã loại bỏ giá tối thiểu của mình.

 Nguồn: Hoàng Hiệp tổng hợp

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo thương mại toàn cầu dự kiến sẽ tăng vào năm 2025 khi nước xuất khẩu hàng đầu là Ấn Độ mở rộng xuất khẩu và giá gạo toàn cầu dự kiến sẽ giảm. Tuy nhiên, lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm vẫn được duy trì, điều này dự báo sẽ giữ cho khối lượng xuất khẩu của Ấn Độ và thương mại toàn cầu ở mức thấp hơn so với kỷ lục đạt được vào năm 2022.  

Theo số liệu từ Bộ Thương mại Ấn Độ, xuất khẩu gạo của nước này trong 8 tháng đầu năm đạt gần 10,9 triệu tấn, trị giá 7,5 tỷ USD, giảm 24,7% (3,57 triệu tấn) về lượng nhưng và giảm 4,6% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Gạo của Ấn Độ chủ yếu xuất khẩu sang các quốc gia thuộc châu Phi và Trung Đông như: Benin đạt hơn 1 triệu tấn, giảm 23,2%; Ả Rập Saudi 1 triệu tấn, tăng 12,7%; Guinea 694.364 tấn, tăng 1,7%; Iraq 680.584 tấn, tăng 40,1%... Ngoài ra còn có Iran, Bờ Biển Ngà,  Togo…. 

Còn tại Việt Nam, số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm đạt kỷ lục gần 7 triệu tấn, với trị giá thu về 4,35 tỷ USD, tăng 8,4% về lượng và tăng 23% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, gạo của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang các quốc gia trong cùng khu vực châu Á như Philippines, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, Singapore…  

Có thể thấy, thị trường và phân khúc gạo xuất khẩu của Việt Nam và Ấn Độ tương đối khác nhau. Do đó, việc Ấn Độ dỡ bỏ các hạn chế xuất khẩu có khả năng là sẽ không tác động trực tếp đến xuất khẩu gạo của Việt Nam. Tuy nhiên, động thái này sẽ tác động gián tiếp thông qua việc nguồn cung toàn cầu đối với gạo tăng lên làm giảm giá gạo quốc tế.

Chi tiết báo cáo thị trường gạo quý III/2024 tại đây:   


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Hoàng Hiệp, thiết kế: Vân Miên