|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Bản tin thị trường nông, lâm, thủy sản tổng kết quý IV, số ra ngày 29/12/2023

09:30 | 30/12/2023
Chia sẻ
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) phát hành Bản tin thị trường nông, lâm, thủy sản số ra ngày 29/12/2023.

Thị trường nông, lâm, thủy sản thế giới   

- Cao su: Giá cao su trên thị trường châu Á năm 2023 có xu hướng tăng mạnh. Tháng 12, giá cao su đã tăng mạnh so với đầu năm 2023.

Theo Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên, năm 2023, sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu dự kiến tăng 3,5% so với năm 2022, trong khi tiêu thụ cao su tự nhiên giảm 0,5% do nhu cầu nhập khẩu cao su của các thị trơờng lớn trên thế giới năm 2023 giảm.

- Cà phê: Cuối năm 2023, giá cà phê thế giới tăng lên mức cao kỷ lục do lo ngại nguồn cung thiếu hụt.

- Hạt tiêu: Cuối năm 2023, giá hạt tiêu xuất khẩu tại các nước sản xuất biến động không đồng nhất.

- Chè: 11 tháng năm 2023, xuất khẩu chè của Sri Lanka giảm 4% so với cùng kỳ năm 2022. Xuất khẩu chè của Trung Quốc giảm 0,1% về lượng và giảm 13% về trị giá.

- Thịt: Trong năm 2023, ngành chăn nuôi heo thế giới gặp nhiều thách thức do nguồn cung dồi dào, nhu cầu giảm khiến giá heo có xu hướng giảm kể từ đầu tháng 7 đến nay.

- Thủy sản: Theo dự báo của Rabobank, nhu cầu tiêu thụ tôm tại các thị trường sẽ dần phục hồi trong năm 2024. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ tôm của Trung Quốc có thể tiếp tục giảm.

Xuất khẩu thủy sản của Nhật Bản đến Trung Quốc tháng 10 giảm hơn 80%, trong khi xuất khẩu sang Mỹ tăng 18% so với cùng kỳ năm 2022.

- Gỗ và sản phẩm gỗ: 11 tháng năm 2023, xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Trung Quốc giảm 4% so với cùng kỳ năm 2022.

Thị trường nông, lâm, thủy sản trong nước

- Cao su: Năm 2023 giá mủ cao su nguyên liệu trong nước biến động theo xu hướng của thị trường thế giới, giá mủ cao su giảm trong hai quý đầu năm, sau đó tăng trở lại trong quý III và IV.

Theo ước tính, năm 2023, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt khoảng 2,14 triệu tấn, trị giá 2,9 tỷ USD, đi ngang về lượng và giảm 13% về trị giá so với năm 2022.

- Cà phê: Giá cà phê robusta trong nước năm 2023 tăng rất mạnh. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2023 giảm về lượng, nhưng tăng về trị giá so với năm 2022. Nhập khẩu cà phê của EU và Nhật Bản năm 2023 có xu hướng giảm, nhưng nhập khẩu từ Việt Nam vẫn tăng.

- Hạt tiêu: Năm 2023, xuất khẩu hạt tiêu tăng về lượng, nhưng giảm về trị giá. Thị phần hạt tiêu của Việt Nam chiếm 40,1% tổng lượng và 32,2% tổng kim ngạch nhập khẩu của EU từ thế giới trong 9 tháng năm 2023.

Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ tăng từ 72,5% trong 10 tháng năm 2022 lên 74% trong 10 tháng năm 2023.

- Chè: Năm 2023, chè xuất khẩu ước đạt 121.000 tấn, trị giá 211 triệu USD, giảm 17% về lượng và giảm 11% về trị giá so với năm 2022. Thị phần chè của Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của EU, Pakistan, Mỹ, Anh giảm; thị phần trong tổng nhập khẩu của thị trường Hong Kong tăng.

- Thịt: Năm 2024, ngành chăn nuôi Việt Nam đặt mục tiêu tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt trên 7,9 triệu tấn, tăng 4% so với năm 2023; sản lượng thịt heo hơi đạt gần 4,9 triệu tấn tăng 4%; sản lượng thịt gia cầm đạt trên 2,3 triệu tấn tăng 3% so với năm 2023.

Theo thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, trong 11 tháng năm 2023, xuất khẩu thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam tăng 22% về lượng và tăng 37% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Ngược lại, nhập khẩu tăng 6% về lượng, nhưng giảm 4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

- Thủy sản: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong nửa đầu năm 2024 dự báo chỉ phục hồi nhẹ so với mức nền thấp của cùng kỳ năm 2023 do nhu cầu thị trường chưa chắc chắn.

Nhu cầu nhập khẩu hàng thủy sản của một số thị trường lớn như Mỹ và Hàn Quốc bắt đầu có tín hiệu phục hồi, trong khi nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc, Nhật Bản vẫn giảm mạnh.

- Gỗ và sản phẩm gỗ: Năm 2023, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 13,4 tỷ USD, giảm 16,5% so với năm 2022. Thị phần đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của các thị trường nhập khẩu chính trên toàn cầu như EU, Mỹ, Anh, Canada và Nhật Bản đều giảm.

Hoàng Anh

Vàng, đô và lãi suất: Ý nghĩa như thế nào với kinh tế Việt Nam?
Tỷ giá USD/VND đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 1 thập kỷ. Điều này đã gây sức ép lớp lên các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND, tạo ra những tác động nhất định lên thị trường tài chính.