Bản tin thị trường nông, lâm, thủy sản số ra ngày 11/10/2021
Thị trường Nông, lâm, thủy sản thế giới
- Cao su: Tuần đầu tháng 10/2021, giá cao su tại thị trường châu Á tăng trở lại do kỳ vọng Chính phủ mới của Nhật Bản sẽ nhanh chóng có biện pháp thúc đẩy kinh tế hồi phục.
- Cà phê: Đầu tháng 10/2021, giá cà phê thế giới tiếp tục tăng. Dự báo, giá cà phê sẽ tiếp tục xu hướng tăng do cung hạn chế, cầu tăng. USDA dự báo sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2021-2022 giảm xuống còn 164,8 triệu bao, trong khi tiêu thụ tăng lên 165 triệu bao.
- Hạt tiêu: Đầu tháng 10/2021, giá hạt tiêu toàn cầu tiếp tục tăng tại Brazil, Indonesia và Việt Nam, ổn định tại Malaysia, nhưng giảm tại Ấn Độ.
- Chè: Sản lượng chè của Sry Lanka tăng 5,5% trong tháng 8/2021, xuất khẩu chè đạt 25,48 nghìn tấn, tăng 15,8% so với tháng 8/2020. Tỷ trọng sản xuất và xuất khẩu chè của Ấn Độ không có sự thay đổi trong 10 năm qua.
- Sắn và sản phẩm từ sắn: Tuần đầu tháng 10/2021, giá thu mua tinh bột sắn của Thái Lan tăng, trong khi giá sắn nguyên liệu giảm; giá sàn xuất khẩu tinh bột sắn và sắn lát ổn định.
- Thủy sản: Tiêu dùng hải sản mang nhãn xanh của MSC toàn cầu trong khoảng thời gian từ tháng 4/2020 đến tháng 3/2021 đạt mức kỷ lục mới. Tiêu thụ cá ngừ đóng hộp tại EU ở mức khoảng 1,53kg/người/năm.
- Gỗ và sản phẩm gỗ: Xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Thổ Nhĩ Kỳ trong 7 tháng đầu năm 2021 tăng 29,9% so với cùng kỳ năm 2020. Trong 8 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu đồ nội thất văn phòng của Trung Quốc tăng hơn 53% so với cùng kỳ năm 2020.
Thị trường Nông, lâm, thủy sản trong nước
- Cao su: Giá mủ cao su nguyên liệu trong nước tuần đầu tháng 10/2021 không có nhiều biến động. 8 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Mỹ tăng 92,3% về lượng và tăng 144,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần cao su của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu cao su của Mỹ tăng so với cùng kỳ năm 2020.
- Cà phê: Giá cà phê robusta nội địa giảm sau khi liên tục tăng trong thời gian qua. Tháng 8/2021, lượng cà phê arabica xuất khẩu của Việt Nam tăng so với tháng 7/2021 và so với tháng 8/2020. Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Nhật Bản giảm từ 28% trong 7 tháng đầu năm 2020 xuống còn gần 25% trong 7 tháng đầu năm 2021.
- Hạt tiêu: Giá hạt tiêu nội địa tăng mạnh do dịch Covid-19 trong nước cơ bản đã được kiểm soát, các doanh nghiệp đẩy mạnh việc thu mua. Trong 8 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hạt tiêu trắng xay tăng 64% về lượng và tăng hơn 106% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Hàn Quốc tăng từ 73,6% trong 8 tháng đầu năm 2020, lên gần 91% trong 8 tháng đầu năm 2021.
- Chè: Thị phần chè của Việt Nam giảm trong tổng lượng chè nhập khẩu của thị trường Nga. Xuất khẩu chè trong tháng 9/2021 giảm cả về lượng và trị giá do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Giá chè xuất khẩu bình quân trong tháng 9/2021 ước đạt 1.833,3 USD/tấn, tăng gần 11% so với tháng 9/2020.
- Sắn và sản phẩm từ sắn: Giá chào bán sắn lát khô của Việt Nam sang Trung Quốc tăng nhẹ, ở mức khoảng 275 USD/tấn, FOB Quy Nhơn. Trong 8 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu sắn lát sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần sắn lát và tinh bột sắn của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc giảm.
- Thủy sản: Giá cá tra nguyên liệu tại tỉnh An Giang tuần đầu tháng 10/2021 ổn định sau khi tăng trong nửa cuối tháng 9/2021; giá tôm nguyên liệu tại tỉnh Cà Mau tiếp tục tăng. Tháng 9/2021, xuất khẩu tôm của Việt Nam đã giảm tháng thứ 2 liên tiếp do tác động của dịch COVID-19 trong nước.
Thị phần thủy sản của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Nhật Bản tăng từ 7,3% trong 8 tháng đầu năm 2020, lên 7,5% trong 8 tháng đầu năm 2021.
- Gỗ và sản phẩm gỗ: Thị phần đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Đức giảm. Trong 9 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu đồ nội thất văn phòng ước đạt 347,5 triệu USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2020.
Chi tiết bản tin: