Bản tin thị trường kim loại ngày 7/7: Đầu tư công tại Trung Quốc thúc đẩy nhu cầu thép tăng cao?
Bạc
- Giá bạc tháng 9 tăng 1,42%, giá đóng cửa ở mức 18,58 USD/ounce.
- Chính phủ Peru đang yêu cầu những công ty khai khoáng hoạt động tại nước này duy trì đóng cửa và tạm ngưng thêm các nhà máy khác nếu có thể, khi số ca nhiễm tại quốc gia Nam Mỹ đã vượt mức 300.000 hồi đầu tuần.
- Mỏ khai thác bạc Santander thuộc công ty Trevali Mining thông báo số ca nhiễm đã lên tới 82 người, chiếm 1/3 lực lượng lao động tại mỏ.
- Chương trình hỗ trợ kinh tế hậu đại dịch trị giá 521,4 tỉ USD của Chính phủ Mỹ được đánh giá không chỉ hỗ trợ 51 triệu việc làm cho các doanh nghiệp nhỏ tại Mỹ mà tầng lớp giàu có cũng được hưởng lợi.
Đồng
- Giá đồng giao tháng 9 trên sàn COMEX tăng 0,95%, kết phiên giá lên mức 2,77 USD/pound.
- Công ty khai khoáng đồng Konkola (KCM) tại Zambia đã dự báo về nguy cơ sạt lở có thể xảy ra tại một phẩn của mỏ đồng lộ thiên Nchanga, sau hàng loạt những dấu hiệu về sự bất ổn trong cấu trúc mỏ được phát hiện qua những đánh giá về địa chất.
Theo đó, thể tích khu vực được dự báo sạt lở được ước tính 8 triệu mét khối, tương đương với 20 triệu tấn đồng bị ảnh hưởng.
Quặng sắt
- Giá quặng sắt tháng 8 trên sàn SIMEX tăng 1,12%, đóng cửa lên mức 97,56 USD/tấn.
- Thị trường đang lo ngại về thông tin tranh chấp biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ có thể sẽ ảnh hưởng đến hoạt động giao dịch thép của hai quốc gia này, sau sự việc 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng do bị phục kích bởi quân đội Trung Quốc.
- Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định rằng, thị trường xuất khẩu đang là thị trường sinh lời hàng đầu cho các nhà máy thép Ấn Độ trong thời điểm dịch bệnh, và không có dấu hiệu nào về việc Ấn Độ sẽ dừng giao hàng tới Trung Quốc trong tương lai gần.
- Trung Quốc đang đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng trong năm nay trong một nỗ lực để hỗ trợ nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, với hầu hết các dự án dự kiến được khởi công vào nửa cuối năm 2020, giúp đẩy mạnh nhu cầu thép tại quốc gia này.
- Đầu tư thi công cơ sở hạ tầng đã góp phần đẩy mạnh nhu cầu thép từ tháng 4 do các chính sách hỗ trợ tài khóa, hơn nữa các chủ đầu tư cũng muốn đẩy mạnh tiến độ để bù đắp cho khoảng thời gian đất nước trải qua lệnh phong tỏa.
- Một số nguồn từ thị trường kỳ vọng đầu tư cơ sở hạ tầng tại Trung Quốc trong năm nay sẽ tăng 10% so với cùng kì năm 2019, và so với mức giảm 6,3% trong giai đoạn từ tháng 1-5. Nhu cầu thép cho mục đích này dự kiến cũng sẽ tăng mạnh trong nửa sau năm nay.
Chi tiết bản tin thị trường kim loại ngày 7/7: