|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Bản tin thị trường gạo tuần 3/2019: Xuất khẩu gạo duy trì ảm đạm

08:13 | 20/01/2019
Chia sẻ
Tuần thứ ba của năm 2019 ghi nhận nhu cầu xuất khẩu gạo không có nhiều khởi sắc. Cùng với đó, Ủy ban châu Âu chính thức tuyên bố áp thuế nhập khẩu đối với gạo từ Myanmar và Campuchia.

Theo đó, giá gạo tại ba quốc gia xuất khẩu chính đều giảm trong tuần qua, theo Reuters.

Tại Thái Lan, nhà xuất khẩu lớn thứ hai thế giới, giá gạo 5% xuất khẩu giảm từ 390 - 400 USD/tấn của tuần trước xuống 385 - 400 USD/tấn, chủ yếu vì biến động về giá trị của đồng baht.

"Nhu cầu vẫn yếu, nhưng một số nhà xuất khẩu đang bắt đầu đàm phán về những đơn đặt hàng tiềm năng từ Philippines", một thương nhân có trụ sở tại Bangkok nói.

Thị trường Thái Lan có vẻ sẽ đón nhận thêm những nguồn cung bổ sung vào cuối tháng này từ đợt thu hoạch mùa vụ, và điều này có thể ảnh hưởng tới giá, một thương nhân khác cho biết.

Giá gạo xuất khẩu Ấn Độ cũng giảm trong tuần này, từ mức 382 - 387 USD trong tuần trước xuống 379 - 384 USD/tấn, vì đồng rupee và nhu cầu yếu.

Ấn Độ nổi lên là nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới vào năm 2011 - 2012, thay Thái Lan ngồi vào vị trí dẫn đầu. Và có hai nguyên nhân giúp thực hiện điều này.

Đầu tiên là quyết định của chính phủ Ấn Độ hồi tháng 2/2011 về việc dỡ bỏ lệnh cấm kéo dài trong 4 năm đối với xuất khẩu các loại gạo non-basmati, mở đường cho sự gia tăng xuất khẩu của các loại gạo này.

Thứ hai là quyết định của chính phủ Thái Lan khi đó dưới thời Thủ tướng Yingluck Shinawatra, cũng được đưa ra trong năm 2011, nhằm ủng hộ người nông dân bằng cách củng cố Kế hoạch dự trữ gạo, theo đó cam kết sẽ mua một lượng gạo không giới hạn với mức giá tăng 50% so với năm 2010.

Tuy nhiên, việc tăng giá trong nước rõ ràng đã làm giảm sự khuyến khích bán tại các thị trường xuất khẩu, thay vào đó là bán cho chính phủ hoặc thị trường địa phương.

Giá gạo xuất khẩu tại Ấn Độ đã tăng cao sau khi chính quyền bang Chhattisgarh, khu vực sản xuất gạo hàng đầu, tăng giá thóc thu mua tối thiểu lên 2.500 rupee/100 kg từ mức 1.750 rupee.

ban tin thi truong gao tuan 32019 xuat khau gao duy tri am dam
Ảnh minh họa.

Ngoài ra, hôm 16/1, Ủy ban châu Âu (EU) cho biết Liên minh châu Âu (EU) sẽ áp thuế quan đối với gạo có nguồn gốc Campuchia và Myanmar từ thứ Sáu (18/1) để ngăn chặn sự gia tăng của hàng nhập khẩu.

Cụ thể, từ ngày 18/1, EC sẽ đánh thuế 175 euro (tương đương 200 USD) cho mỗi tấn gạo trong năm đầu tiên, giảm còn 150 euro trong năm thứ hai và 125 euro trong năm thứ ba.

Campuchia và Myanmar đã phải đối mặt với việc mất quyền tiếp cập đặc biệt vào khối thương mại lớn nhất thế giới vì hồ sơ nhân quyền của họ, mặc dù biện pháp trừng phạt tiềm năng là tách biệt với các biện pháp tự vệ gạo.

Năm 2018, Campuchia đã xuất khẩu 626.225 tấn gạo sang thị trường quốc tế trong năm 2018, giảm 1,5% so với năm 2017, Khmer Times đưa tin.

Trong đó, các doanh nghiệp địa phương xuất khẩu chủ yếu ba loại gạo gồm gạo thơm (493,597 tấn đã vận chuyển, tương đương 78,82% tổng lượng gạo xuất khẩu), gạo trắng hạt dài (105.990 tấn, tương đương 16,93%), và gạo đồ loại hạt dài (26.638 tấn, tương đương 4,25%).

Thị trường lớn nhất của gạo Campuchia tiếp tục là Liên minh châu Âu (EU) với khối lượng nhập khẩu đạt gần 270.000 tấn, tương đương 42,98% tổng khối lượng xuất khẩu.

Tố Tố

Nhóm ngành hút mạnh dòng tiền thời gian tới qua lăng kính các nhà quản lý quỹ
Theo các chuyên gia, một số nhóm ngành được kỳ vọng thu hút dòng tiền đầu tư thời gian tới kể đến tiêu dùng, bán lẻ, ngân hàng, công nghệ thông tin, đầu tư công…