|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Bán phòng 'ma', càng mở rộng càng lỗ: Những vấn đề đáng lo đằng sau sự phát triển thần tốc của 'kì lân' OYO

14:36 | 19/02/2020
Chia sẻ
Dù nhiều chủ khách sạn không còn hợp tác với OYO, công ty vẫn đăng thông tin những phòng của họ để lôi kéo các đối tác quay trở lại.

Ritesh Agarwal, tổng giám đốc OYO, thừa nhận trong một cuộc phỏng vấn gần đây rằng một số phòng trên nền tảng OYO thuộc về những khách sạn không còn hợp tác với công ty. Anh nói OYO vẫn đăng thông tin những phòng đó và để trạng thái của chúng là "đã đặt" để cố gắng kéo những khách sạn đó trở lại.

Đào tạo nhân viên là thách thức lớn

Aditya Ghosh, giám đốc vận hành của OYO, cũng nói trong một cuộc phỏng vấn rằng nhiều khách sạn thiếu giấy phép, khiến họ thường xuyên hứng chịu những đợt khám xét ngẫu nhiêm của chính quyền. 

Nhưng Ghosh khẳng định OYO không bao giờ dành phòng miễn phí cho cảnh sát hay quan chức.

Vị giám đốc bác bỏ những khiếu nại từ các khách sạn về phí ngoài và những khoản tiền chưa thanh toán.

"Bất đồng phát sinh từ những khoản phạt mà chúng tôi áp dụng đối với những lỗi trong dịch vụ khách hàng", ông giải thích.

Ông nói thêm rằng gần 80% nhân viên của OYO làm việc chưa đầy một năm, nên đào tạo họ là một thách thức lớn.

"Họ phải trưởng thành rất nhanh", ông nhấn mạnh.

Bán phòng 'ma', càng mở rộng càng lỗ: Những vấn đề đáng lo đằng sau sự phát triển thần tốc của 'kì lân' OYO - Ảnh 1.

Ritesh Agarwal, tổng giám đốc OYO, đang là nhân vật khởi nghiệp nổi tiếng ở Ấn Độ. Ảnh: gulfnews.com

Ra đời năm 2013 nhờ nỗ lực của Agarwal, khi đó mới chỉ là sinh viên 19 tuổi, OYO kết nối với những khách sạn, nhà nghỉ bình dân ở Ấn Độ. Đa số khách sạn, nhà nghỉ giá rẻ ở Ấn Độ có qui mô nhỏ, do các gia đình điều hành.

OYO tập hợp các khách sạn để trở thành điểm đến mang thương hiệu OYO. Công ty đưa thông tin các phòng lên trang web, rồi tiếp thị chúng tới những du khách để họ đặt phòng. 

Với mỗi giao dịch thành công, OYO hưởng hoa hồng. Công ty cũng khai thác một số khách sạn mà họ sở hữu.

Công ty đang cố gắng mở rộng hoạt động ra toàn cầu và đang cung cấp hơn 1,2 triệu phòng ở 80 quốc gia, bao gồm Mỹ. Họ thuê hơn 20.000 người và huy động khoản vốn hơn 2,5 tỉ USD.  Agarwal trở thành "soái ca khởi nghiệp", từng có vinh dự gặp Thủ tướng Narendra Modi.

Càng phát triển, khoản lỗ càng lớn

Nhưng khi OYO phát triển, khoản lỗ của công ty cũng tăng vọt. Công ty dự đoán họ sẽ lỗ tới ít nhất năm 2021, theo một báo cáo tài chính mà công ty nộp lên chính phủ gần đây. Nỗ lực mở rộng ở Nhật Bản và một số nước khác đã thất bại.

Hồi tháng 12, SoftBank và Agarwal chi thêm 1,5 tỉ USD vào OYO để tăng tốc độ mở rộng. Với khoản đầu tư ấy, SoftBank định giá OYO ở mức 8 tỉ USD.

Bán phòng 'ma', càng mở rộng càng lỗ: Những vấn đề đáng lo đằng sau sự phát triển thần tốc của 'kì lân' OYO - Ảnh 2.

Kế hoạch của OYO về mở rộng hoạt động ở Nhật Bản và một số nước khác đã thất bại. Ảnh: Nikkei

Đồng thời, hai nhà đầu tư lớn khác, Sequoia Capital và Lightspeed Venture Partners, giảm mức cổ phần mà họ nắm trong OYO. Họ bán lượng cổ phần 1,5 tỉ USD - khoảng một nửa cổ phần của họ - cho Agarwal. Anh vay tiền để mua cổ phần và trả hai nhà đầu tư với mức giá mà OYO được đính giá 10 tỉ USD.

Những người từng và đang làm việc cho OYO khẳng định công ty chưa bao giờ là nơi làm việc dễ dàng, áp lực tăng trong cả năm ngoái.

Mohammad Jahanzeb Gul, người gia nhập công ty hồi tháng 1/2019 và giám sát 23 khách sạn của OYO, nói rằng trong thời gian 9 tháng anh làm việc ở đây, đôi khi anh phải làm việc cả ngày lẫn đêm bên máy tính để kịp thời hạn công việc.

"Văn hóa doanh nghiệp ở đây rất độc hại", Gul kể.

Cửu Dương

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.