|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Bài toán khó ngành đường Ấn Độ: 1 kg = 2.515 lít nước

17:35 | 12/05/2019
Chia sẻ
Mặc dù 26 trong số 36 quận của bang Maharashtra phải trải qua đợt hạn hán kéo dài, sản lượng đường Ấn Độ vượt năm ngoái ở mức 107.2 triệu tạ.
Bài toán khó ngành đường Ấn Độ: 1 kg = 2.515 lít nước - Ảnh 1.

Ảnh: The Hindu Business Line

Ủy ban chi phí và giá nông sản Ấn Độ (CACP) cho biết phải mất 2.515 lít nước để sản xuất một kg đường ở bang Maharashtra. Trong bối cảnh đó, ở các vùng nông thôn của quận State Aur Aurangabad, nông dân phải trả khoảng 1.000 rupee để có được 2.500 lít nước phục vụ sinh hoạt gia đình, lượng nước cần thiết để sản xuất 1 kg đường.

Tổng lượng mía nghiền của 195 nhà máy đường ở Maharashtra là 95,12 triệu tấn và sản lượng đường sản xuất trong năm nay ở mức 107,12 triệu tạ đường, sử dụng 26.960 tỉ lít nước. 

26 trong số 36 quận của bang đang quay cuồng vì tình trạng khan hiếm nước, nhưng điều này không ảnh hưởng đến việc trồng mía và sản xuất đường vì sản lượng đường năm nay đã vượt qua con số 106,78 triệu tạ trong năm 2017 - 2018.

Các báo cáo trước đó của CACP cho thấy việc trồng mía ở Maharashtra diễn ra với chưa đến 4% tổng diện tích bị giảm, chiếm gần 70% lượng nước tưới của bang.

Hội đồng nghiên cứu nông nghiệp Ấn Độ (ICAR) đã xác định mía là cây trồng chủ yếu gây úng nước vì đòi hỏi một lượng nước rất lớn để tạo ra một đơn vị sản lượng/tổng năng suất. Trên thực tế, 47 nhà máy đường đã nghiền 16,74 tỉ tấn mía ở vùng Marathwada, nơi chỉ còn 5% lượng nước trong các đập.

Có thực sự là một mùa mía thành công?

44 nhà máy đường hoạt động ở quận Solapur đang gặp khó khăn trong việc bù đắp lượng nước sử dụng của người dân. Các nhà máy ở Solapur nghiền 20,35 tỉ tấn mía.

Số liệu mía nghiền được Ủy ban Mía đường Nhà nước công bố đã phản ánh tình trạng các nhà sản xuất đường bất chấp thời kì hạn hán để có một mùa vụ thành công bằng cách khuyến khích tối đa việc trồng và nghiền mía với nguồn nước sẵn có.

Maharashtra, được biết đến là nơi sinh ra của các nhà máy đường theo mô hình hợp tác xã, có các nhà máy tư nhân nằm rải rác. 

Trong số 195 nhà máy hoạt động trong mùa này, 48% thuộc sở hữu của các công ty tư nhân, chủ yếu thuộc sở hữu của các chính trị gia. Các nhà hoạt động đã nhiều lần cáo buộc nhiều chủ nhà máy không chỉ khuyến khích trồng mía mà còn lấy nguồn nước sinh hoạt để nghiền mía.

Mía là một loại cây trồng tốn nhiều nước và với nguồn nước ngày càng khan hiếm, đặc biệt là do hạn hán nghiêm trọng trong 2 năm qua, cần phải có biện pháp tối ưu hóa năng suất không chỉ trên mỗi đơn vị đất mà còn trên mỗi đơn vị nước. 

Trong bối cảnh đó, Ủy ban khuyến nghị nên biện pháp tưới nhỏ giọt nên được ưu tiên, báo cáo của CACP 2017 - 2018.

Nhà nước đã đưa ra chính sách bắt buộc thực hiện biệp pháp tưới nhỏ giọt đối với canh tác mía, nhưng nông dân và nhà máy đường đã không tuân thủ điều này. Phần lớn mía ở bang Maharashtra chủ yếu được tưới qua mạng lưới đập và kênh.


Linh Giang