|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Bài học từ thất bại của FamilyMart và thành công của 7-Eleven ở Thái Lan

18:10 | 10/08/2020
Chia sẻ
Chiến lược của 7-Eleven ở Thái Lan là tận dụng qui mô của Charoen Pokphand trong mảng thực phẩm và hậu cần mà không liên doanh cổ phần. Ngược lại, FamilyMart chỉ nội địa hóa một phần hoạt động kinh doanh ở Thái Lan.

Rời khỏi thị trường Thái Lan là quyết định mới nhất của FamilyMart trong bối cảnh tập đoàn bán lẻ từ Nhật Bản phải đối mặt với hàng loạt khó khăn tại các thị trường châu Á bên ngoài quê hương của họ.

"Quả thực tôi chưa bao giờ thử ăn đồ ăn ở FamiliMart”, một khách hàng Thái Lan tâm sự. Một người khác nói: "Tôi chẳng thích mùi cá ở đó".

Với FamilyMart, sự trì trệ tại thị trường Thái Lan thể hiện rõ những thách thức trong việc thu hút khách hàng không quen với phong cách Nhật.

Nổi tiếng ở Nhật Bản, nhưng FamilyMart lại thất bại trong nỗ lực thu hút người tiêu dùng Thái Lan. Vì kết quả kinh doanh đáng thất vọng, hồi tháng 5, FamilyMart đã bán 49% cổ phần tại liên doanh ở Thái Lan cho tập đoàn Central Group, rút khỏi thị trường. 

Việc rút khỏi Thái Lan diễn ra trong bối cảnh FamilyMart phải đối mặt với hàng loạt khó khăn tại các thị trường châu Á. Dù vậy, do thị trường Nhật Bản đang hẹp dần, tập đoàn phải mở rộng ra quốc tế để duy trì tăng trưởng trong dài hạn.

Bài học từ thất bại của FamilyMart và thành công của 7-Eleven ở Thái Lan - Ảnh 1.

FamilyMart đang đối mặt nhiều thách thức ở các thị trường bên ngoài Nhật Bản. Ảnh: hype.my

FamilyMart mở cửa hàng đầu tiên tại Thái Lan vào năm 1993, trở thành doanh nghiệp tiên phong trong ngành bán lẻ tại quốc gia Đông Nam Á. Sau gần 3 thập kỉ, tập đoàn vấp phải nhiều trở ngại tại Thái Lan. 

7-Eleven, đối thủ lớn nhất của FamilyMart tại Nhật, đã vươn lên dẫn đầu ở Thái Lan với việc hợp tác cùng tập đoàn nội địa Charoen Pokphand. Hiện tại, 7-Eleven phủ khắp Thái Lan với gần 12.000 cửa hàng tiện lợi.

Chiến lược của 7-Eleven là tận dụng qui mô của Charoen Pokphand trong mảng thực phẩm và hậu cần mà không liên doanh cổ phần. Trong khi đó, FamilyMart mới chỉ có khoảng 1.000 cửa hàng ở Thái Lan.

"Vì FamilyMart chỉ nội địa hóa một phần hoạt động kinh doanh tại Thái Lan nên họ không thể thu hút số lượng khách hàng lớn", Kenichi Shimomura, giám đốc dự án cấp cao tại hãng tư vấn Roland Berger của Đức, lí giải.

Ở Trung Quốc, FamilyMart bắt đầu kinh doanh vào năm 2004 và hiện có 2.800 cửa hàng, là một trong những chuỗi tiện lợi hàng đầu ở quốc gia này, chỉ sau 4 chuỗi nội địa. Năm 2018, FamilyMart kiện đòi giải thể liên doanh với đối tác Ting Hsin International (Đài Loan) vì không trả phí nhượng quyền.

"Quan hệ với một đối tác bản địa là điều quan trọng nhất khi kinh doanh ở nước ngoài", giám đốc tại một chuỗi cửa hàng tiện lợi đối thủ của FamilyMart bình luận. "Trong tình huống tồi tệ nhất, FamilyMart có thể buộc phải từ bỏ hoạt động tại Trung Quốc".

Ở Hàn Quốc, thị trường lớn nhất của FamilyMart với 8.000 cửa hàng, hoạt động của FamilyMart cũng sụp đổ vào năm 2014 sau khi rút khỏi liên doanh với doanh nghiệp nội địa BGF Retail do quan hệ hai bên xấu đi. Hồi ấy, FamilyMart tuyên bố họ sẽ cân nhắc khả năng trở lại Hàn Quốc nhưng đến nay giới quan sát vẫn chưa thấy họ có động thái nào.

4 năm trước, Chủ tịch FamilyMart, ông Takashi Sawada, công bố mục tiêu tham vọng là có hơn 10.000 cửa hàng ở nước ngoài vào năm 2021. Nhưng hiện nay tập đoàn chỉ có khoảng 8.000 cửa hàng tại 7 thị trường châu Á ngoài Nhật Bản.

Các nhà phân tích nhận định FamilyMart đang tìm cách trở lại thời hoàng kim với thương vụ bán cổ phần cho cho tập đoàn Nhật Bản Itoku. Nikkei đưa tin đầu tháng 7, Itoku công bố quyết định tăng tỷ lệ sở hữu tại FamilyMart từ 50,1% lên 100% qua một đợt thâu tóm. 

Số tiền Itoku sẽ chi vào khoảng 4,6 - 5,5 tỉ USD. Sau thương vụ, cả FamilyMart và Itochu vẫn sẽ duy trì định hướng ở mảng bán lẻ hàng tiêu dùng, phân tích dữ liệu khách hàng và thanh toán kỹ thuật số.

Quyền điều hành của Itochu có vai trò quyết định sự thành bại trong chiến lược kinh doanh ở nước ngoài của FamilyMart.

Mạng lưới toàn cầu của Itochu có thể mang lại lợi thế cho FamilyMart trong việc khai thác thói quen và thị hiếu của người tiêu dùng tại các thị trường quốc tế.

hãng tư vấn A.T. Kearney của Mỹ cho biết, thị trường nước ngoài chỉ đóng góp 13% doanh thu của FamilyMart, trong khi tỉ lệ này của đối thủ Seven & i Holdings - chủ sở hữu Seven-Eleven - là 39%.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Nhạc Phong

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.