Sau khi Hiệp định thương mại hàng hóa các quốc gia Đông Nam Á (ATIGA) có hiệu lực, ngành mía đường ở Tây Nguyên vẫn đang loay hoay tìm lối đi trước áp lực cạnh tranh từ đường nhập khẩu.
Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) hiện các nhà máy đường trên cả nước đang tồn kho 387.379 tấn, các công ty thương mại tồn kho 14.642 tấn, đồng thời việc tiêu thụ vẫn gặp rất nhiều khó khăn do Hiệp định ATIGA.
Truyền thông đồng loạt đưa tin về tình trạng đường tồn kho lớn tại một doanh nghiệp ở thủ phủ đường miền Tây là tỉnh Hậu Giang khiến chính quyền địa phương kêu gọi cán bộ, công chức “giải cứu” bằng cách tăng tiêu thụ.
Chính sách thuế 5% nhập khẩu với mặt hàng đường đến hết năm 2019 theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) có hiệu lực từ ngày đầu năm 2018 đang là nỗi ám ảnh lớn của ngành mía đường Việt Nam khi gặp khó từ ngoài vào trong. Dấu hiệu kém khả quan của ngành mía đường Việt trong giai đoạn 2018 - 2019 là điều đã được dự báo trước.
Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư 27/2017/TT-BCT, cho phép các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Lâu nay, chỉ các doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn mới có khả năng tham gia.
Hội nhập ATIGA, Việt Nam bước tiếp đến ngưỡng cửa phải xóa bỏ hạn ngạch nhập khẩu đường chính thức từ ngày 01/01/2018, trong khi nhiều doanh nghiệp mía đường trong nước than khó và muốn kéo dài bảo hộ thì một số đơn vị khác đã có được lối đi riêng, xem thách thức là cơ hội để mở rộng ngành đường với chiến lược: Đường không chỉ sản xuất từ mía mà còn từ đường thô.
“Tôi nghĩ chúng ta cứ mạnh dạn đối mặt với ATIGA vì tôi biết nông dân Việt Nam rất giỏi và tôi đặt niềm tin ở họ”, Ông Đỗ Thành Liêm, Phó chủ tịch Hiệp hội mía đường Việt Nam, Giám đốc Cty CP VietSugar, nhận định.
Yêu cầu cấp thiết về tái cơ cấu ngành mía đường đang được đặt ra, bởi nếu không thay đổi, các doanh nghiệp mía đường sẽ phải “bán mình” hoặc đóng cửa trong những năm tới.
Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) đã được báo trước với ngành mía đường cách đây nhiều năm nhưng mức độ ảnh hưởng lại khốc liệt liệt hơn dự tính.
Cách đây chừng 5 năm, câu chuyện về sức ép của ôtô nhập khẩu, nhất là xe có xuất xứ ASEAN, đã bắt đầu trở nên nóng bỏng. Và đến lúc này, ôtô nhập khẩu ASEAN đã không còn là một mối nguy tiềm ẩn nữa, nó đã thực sự hiện hữu ngay trước mắt.
Chính phủ vừa chính thức ban hành biểu thuế ưu đãi đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu ưu đãi với Lào, thời gian thực hiện nghị định này từ 1/9/2016 - 3/10/2020.